Trang chủ > Bệnh ung thư

7 Dấu Hiệu Của Ung Thư Phổi Bạn Nên Biết

Theo các chuyên gia, dấu hiệu của ung thư phổi thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu, điều này là do có ít đầu dây thần kinh trong phổi. Phần lớn các bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu được chẩn đoán do phát hiện ngẫu nhiên khi bệnh nhân xét nghiệm với mục đích khác.

Tuy nhiên, việc nhận biết các triệu chứng của ung thư phổi sẽ giúp người bệnh đi khám sớm hơn, có nhiều lựa chọn điều trị hơn và tỷ lệ thành công cũng tốt hơn. Vì vậy, lưu ý nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu ung thư phổi điển hình dưới đây trong thời gian dài. Hãy lập tức đi kiểm tra xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị nếu cần thiết nhé!

Tổng quan về ung thư phổi

Ung thư là căn bệnh mà các tế bào trong cơ thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi ung thư bắt đầu trong phổi sẽ được gọi là ung thư phổi.

Ung thư phổi bắt đầu ở phổi và có thể di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa như gan, não, xương… Khi các tế bào ung thư phổi lây lan từ cơ quan này sang cơ quan khác, chúng được gọi là di căn. 

Ung thư phổi được nhóm thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. 

+ Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm từ 80-85% tổng các ca ung thư phổi. Các dạng ung thư chính của ung thư phổi không tế bào nhỏ là ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn. 

+ Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 10-15% tất cả các trường hợp ung thư phổi. Đôi khi chúng còn được gọi là ung thư tế bào yến mạch

7 Triệu chứng điển hình của ung thư phổi

Đối với ung thư phổi, mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số người có những triệu chứng liên quan đến phổi, hoặc khi ung thư đã di căn đến bộ phận khác sẽ có các triệu chứng đặc trưng cho bộ phận đó. 

Ở giai đoạn đầu của ung thư phổi, hầu như không có triệu chứng nào đặc trưng cho đến khi ung thư tiến triển. Bạn có thể nhận biết các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư phổi như sau:

1. Biểu hiện ho dai dẳng

Cơ thể xảy ra phản ứng ho là để bảo vệ không cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường thở và phổi. 

Tình trạng ho dai dẳng hoặc ho nặng hơn bình thường trở thành mãn tính, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi. Một số trường hợp nặng hơn sẽ ho ra máu hoặc ho có đờm kèm máu.

2. Biểu hiện của ung thư phổi: Khó thở 

Khó thở cũng có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi. Nếu một khối u ung thư phát triển chặn đường thở chính, chúng sẽ gây khó thở. Đôi khi chất lỏng trong phổi cũng có thể là nguyên nhân gây khó thở. 

Đôi khi các bệnh lý khác cũng có thể gây ra triệu chứng này, nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị khó thở để tìm ra nguyên nhân.

3. Triệu chứng khan giọng

Dây thanh âm tạo ra âm thanh khi bạn nói bằng cách rung động mở và đóng, nhưng khi ung thư phát triển có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh kích hoạt chuyển động này.

Gần đây bạn có thấy giọng nói của mình thay đổi không? Bạn có bị khan tiếng? Có ai nói giọng bạn khan hơn trước không? Nếu có những thay đổi này thì bạn nên hẹn bác sĩ để kiểm tra sức khỏe nhé!

4. Triệu chứng Viêm phế quản, Viêm phổi hoặc Khí phế thũng

Nếu một người bị viêm phế quản, viêm phổi mãn tính hoặc khí phế thũng tái phát liên tục có thể liên quan nhiều đến nhau và liên quan đến ung thư phổi. Do đó, hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt khi bạn có các triệu chứng của viêm phế quản hoặc viêm phổi như ho, khó thở, sốt, ớn lạnh, khó chịu ở ngực…

5. Triệu chứng đau thắt ngực

Bị đau ở ngực có thể là do phổi bị tắc nghẽn, chẳng hạn như khối u, hạch bạch huyết mở rộng hoặc tích tụ chất lỏng. Cẩn trọng nếu cơn đau ngực trở nên nặng hơn khi bạn hít thở sâu, khi ho hoặc khi cười. Các cơn đau có thể âm ỉ, liên tục hoặc ngắt quãng… Vì vậy hãy đi khám bác sĩ ngay nếu các cơn đau trở nên nặng hơn, càng sớm càng tốt. 

6. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư, có cả ung thư phổi, là sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Điều này xảy ra là do cơ thể chuyển hướng năng lượng từ thức ăn ra khỏi quá trình trao đổi chất bình thường và hướng tới sự phát triển của tế bào ung thư. Nếu một người sinh hoạt, ăn uống bình thường nhưng vẫn bị giảm cân từ 5kg trở lên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

7. Triệu chứng đau xương

Nhiều người thường khó phân biệt giữa đau xương và đau cơ. Vì vậy, cần lưu ý khi cơn đau tăng lên khi bạn cử động, lúc nằm ngửa hoặc đau nhức vào bạn đêm có thể đó là cơn đau xương. Đau xương do ung thư phổi thường xảy ra khi ung thư đã di căn vào xương, đặc biệt xương cột sống, xương trên của cánh tay và chân và xương chậu. 

Lưu ý một lần nữa, các triệu chứng này cũng có nhiều khả năng là do một số bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lơ là chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín khi có bất kỳ vấn đề nào để tìm nguyên nhân và điều trị nếu cần thiết. Sức khỏe vẫn là quan trọng hơn hết bạn nhé!

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư phổi?

Ung thư phổi là một trong nhiều loại ung thư không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết các ca bệnh đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Lúc này cơ thể đã bị ảnh hưởng khá nhiều, sức khỏe bệnh nhân giảm sút gây khó khăn cho việc điều trị, tốn kém chi phí và tỷ lệ tử vong cao. 

Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe cơ thể để nhận biết các dấu hiệu của ung thư phổi sớm. Bạn có thể thay đổi các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát như:

Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư phổi là không hút thuốc là và tránh hít phải khói thuốc bị động. 

Ở một số người bị ung thư phổi giai đoạn phát triển, nếu ngừng hút thuốc lá, các mô phổi bị tổn thương sẽ dần dần hồi phục. Bất kỳ độ tuổi nào hoặc đã hút thuốc trong bao lâu, ngưng hút thuốc đều giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và giúp sống thọ hơn. 

Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư

Các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư phổi thường liên quan đến môi trường, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí, tiếp xúc với phóng xạ… 

Vì vậy, để giảm nguy cơ ung thư phổi, bạn cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với tác nhân trên tối thiểu nhất có thể. 

Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh ít thịt đỏ, thịt chế biến và nhiều trái cây rau củ quả cũng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác. Một số bằng chứng còn cho thấy, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây có thể bảo vệ cả người hút thuốc lá chống lại ung thư phổi

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan)

FUCOISYN (Premium Fucoidan) là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được Bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyên dùng trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư hạch.

FUCOISYN (Premium Fucoidan) được tinh chế từ 3 loại tảo nâu Wakame, Mozuku và Fucus chất lượng cao, kết hợp với các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các hoạt chất kết hợp, tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị ung thư: Tăng cường hệ miễn dịch, giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa xạ trị, đồng thời thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy, nguồn chất Fucoidan còn giúp chống oxy hóa, kháng viêm, chống lão hóa mạnh, bảo vệ gan và thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.

Bạn có thể mua hàng trực tiếp tại website: avantapharma.com hoặc Liên hệ Hotline 0938 462 406.

 

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan