Trang chủ > Bệnh ung thư

9 Dấu hiệu của ung thư phổi mà bạn không nên phớt lờ!

Tìm hiểu các dấu hiệu của ung thư phổi để có thể tầm soát ung thư một cách tốt nhất!

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư nguy hiểm hàng đầu và gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Mỗi năm, tạị Việt Nam có hơn 20.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi gây nên. Ung thư phổi có thể không tạo ra bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào trong giai đoạn đầu, đó là nguyên nhân khiến nhiều người được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển, gây khó khăn cho việc điều trị và nguy cơ tử vong cao.

Hãy đọc để tìm hiểu về 9 dấu hiệu của ung thư phổi và cách sàng lọc để giúp bạn và người thân nhận biết và phòng ngừa.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi bắt đầu từ phổi. Phổi là cơ quan của hệ hô hấp giữ chức năng truyền oxy vào máu và giải phóng carbon dioxide khi bạn thở ra ngoài.

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất, mặc dù ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi tăng theo thời gian và số lượng thuốc lá. Nếu một người bỏ hút thuốc, họ có thể giảm đáng kể khả năng phát triển ung thư phổi.

Dấu hiệu của ung thư phổi

9 dấu hiệu sớm của ung thư phổi bạn không nên bỏ qua

1. Cơn ho kéo dài

Hãy cảnh giác với cơn ho kéo dài. Mặc dù ho có thể liên quan đến cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, cơn ho sẽ hết sau một hoặc hai tuần, nhưng ho dai dẳng không dứt có thể là triệu chứng của ung thư phổi.

Thông thường nhiều người chủ quan, chỉ dùng thuốc để điều trị những cơn ho dai dẳng kéo dài. Hãy gặp bác sĩ ngay để chụp X-quang và thực hiện các xét nghiệm khác.

2. Cơn ho thay đổi, ho ra máu

Bạn hãy chú ý đến những thay đổi trong những cơn ho mãn tính, đặc biệt nếu bạn hút thuốc. Nếu cơn ho thường xuyên hơn, cơn ho sâu và kèm âm thanh khàn khàn, ho ra máu hoặc có chất nhờn bất thường, có thể đây là dấu hiệu của ung thư phổi, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay.

Nếu một thành viên gia đình hoặc bạn bè của bạn trải qua những thay đổi này, hãy đề nghị họ đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Dấu hiệu của ung thư phổi

3. Thay đổi hơi thở

Khi bạn cảm nhận bị khó thở hoặc thay đổi nhịp thở, đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phổi có vấn đề. Thay đổi nhịp thở có thể xảy ra khi ung thư phổi chặn hoặc thu hẹp đường thở, hay có thể do chất lỏng từ khối u phổi tích tụ trong ngực.

Nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi leo cầu thang, vận động hoặc khi nâng, chuyển các vật dụng, hãy đến gặp bác sĩ mô tả triệu chứng để được chẩn đoán.

4. Đau ở vùng ngực

Ung thư phổi có thể gây đau ở ngực, vai hoặc lưng nhưng cơn đau không liên quan đến ho. Vì vậy, khi có những dấu hiệu đau ngực, lưng dù đau nhiều hay âm ỉ, đau liên tục hay không liên tục bạn cũng nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Bạn cũng nên chú ý xem cơn đau có giới hạn ở một khu cụ thể nào hay ở khắp ngực. Khi ung thư phổi gây đau ngực, sự khó chịu có thể xảy ra do các hạch bạch huyết mở rộng hoặc di căn vào thành ngực, lớp lót màng phổi.

Dấu hiệu của ung thư phổi

5. Khò khè

Khi đường thở bị tắc nghẽn, bị chặn hoặc bị viêm, phổi sẽ tạo ra âm thanh khò khè khi bạn thở.

Mặc dù khò khè cũng có thể là nguyên nhân của một số bệnh khác lành tính như dị ứng hoặc hen suyễn, nhưng nó cũng là triệu chứng đáng chú ý của bệnh ung thư phổi. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.

6. Khàn giọng

Nếu bạn thấy giọng nói của mình thay đổi đáng kể hoặc người khác nghe giọng của bạn trầm và khan hơn, bạn hãy đi khám bác sĩ.

Khàn giọng có thể là do cảm lạnh gây ra, nhưng khi triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần thì có thể liên quan đến ung thư phổi. Điều này xảy ra khi khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát thanh quản.

7. Giảm cân

Giảm cân không lõ nguyên nhân từ 5kg trở lên trong một thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc một loại ung thư khác. Điều này có thể là do các tế bào ung thư chuyển năng lượng từ thức ăn ra khỏi các quá trình trao đổi chất thông thường để nuôi các tế bào không được kiểm soát của chính chúng.

8. Đau xương

Có thể bạn sẽ khó phân biệt được giữa đau xương và cơ, nhưng hãy chú ý nếu cơn đau tăng lên vào ban đêm hoặc trong khi nằm ngửa. Đau xương do ung thư phổi có thể do di căn vào xương, đặc biệt là cột sống, xương chậu và xương trên của cánh tay và chân.

Ngoài ra, ung thư phổi đôi khi liên quan đến đau vai, cánh tay hoặc cổ, mặc dù điều này ít phổ biến hơn.

9. Đau đầu

Đau đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy ung thư phổi đã di căn đến não. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau đầu đều liên quan đến di căn não.

Đôi khi, khối u phổi có thể tạo ra áp lực lên tĩnh mạch chủ trên. Đây là tĩnh mạch lớn di chuyển máu từ phần trên cơ thể đến tim. Áp lực cũng có thể gây ra đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Dấu hiệu của ung thư phổi

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Hút thuốc là nguyên nhân lớn nhất gây ra ung thư phổi, không chỉ ở người hút thuốc mà cả người tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp ung thư phổi xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc hoặc không tiếp xúc với khói thuốc. Trong trường hợp này không có nguyên nhân rõ ràng.

Hút thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?

Khi bạn hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, các chất gây ung thư sẽ làm hỏng các tế bào lót phổi.

Lúc đầu, cơ thể sẽ sửa chữa những thiệt hại này, nhưng nếu việc hút thuốc vẫn lặp đi lặp lại mỗi ngày, các tế bào bình thường sẽ ngày càng bị hư hại, theo thời gian chúng hoạt động bất thường và cuối cùng phát triển ung thư.

Các yếu tố rủi ro tăng nguy cơ ung thư

Một số yếu tố rủi ro có thể được kiểm soát để ngăn ngừa ung thư phổi, chẳng hạn bằng cách bỏ hút thuốc. Nhưng một số yếu tố không thể tránh khỏi, bao gồm:

Tiếp xúc với khói thuốc lá: Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vẫn tăng nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt bạn sống chung với người hút thuốc lá.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi

Đã từng xạ trị: Nếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực vì một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Tiếp xúc với khí radon: Radon là chất khí được tạo ra bởi sự phân hủy tự nhiên của uranium trong đất, đá và nước và cuối cùng trở thành một phần của không khí. Mức radon không an toàn có thể tích lũy ở bất kỳ mọi nơi, kể cả nơi bạn sống

Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác: Thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất độc hại như amiăng, asen, crom, niken… có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt là người hút thuốc.

Tiền sử gia đình bị ung thư phổi: Người có người thân trong gia đình như cha, mẹ, anh chị em hoặc con cái bị ung thư phổi sẽ có khả năng mắc ung thư cao hơn.

Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng bạn có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

Không hút thuốc lá

Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc thì không nên bắt đầu. Và hãy giải thích cho con của bạn hiểu hút thuốc lá nguy hại như thế nào, và làm thế nào để tránh nguy cơ ung thư phổi.

Nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng ngay khi còn có thể, ngay cả khi bạn đã hút thuốc trong nhiều năm. Điều này cần hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để giúp bạn có phương pháp hỗ trợ giúp bỏ thuốc lá dễ dàng hơn.

Tránh xa khói thuốc lá

Nếu bạn sống hoặc làm việc gần với những người hút thuốc, hãy khuyên họ bỏ thuốc lá, hoặc ít nhất yêu cầu họ đi ra ngoài để không phải tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tránh các chất gây ung thư, hóa chất độc hại

Hãy thận trọng khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, thực hiện phòng ngừa và đeo bảo hộ nếu buộc phải tiếp xúc với các hóa chất.

Ăn một chế độ ăn đầy đủ trái cây và rau quả

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau củ quả. Nguồn thực phẩm vitamin và chất dinh dưỡng, thực phẩm chứa chất chống ung thư là tốt nhất. Tuy nhiên, tránh dùng vitamin liều lớn ở dạng thuốc viên vì chúng có thể gây hại cho cơ thể. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên giá y tế để biết được hàm lượng bổ sung thích hợp.

Ăn trái cây, rau củ quả thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Ăn trái cây, rau củ quả thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư

Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày

Nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ. Cố gắng tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa ung thư.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan