Trang chủ > Bệnh khác
Ăn Gì Tăng Sức Đề Kháng? 10 loại thực phẩm tốt nhất giúp bạn đẩy lùi bệnh tật
Nếu bạn có sức đề kháng mạnh mẽ, cơ thể bạn có khả năng phản kháng lại những ‘’ mối đe dọa’’ bệnh tật từ môi trường, thực phẩm, hóa chất và vi sinh vật có hại. Điều đó có nghĩa là, bạn cần phải làm gì đó để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của mình, tránh xa mọi bệnh tật. Nhưng ăn gì tăng sức đề kháng bây giờ? Có thực phẩm cụ thể nào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch không?
Sức Đề Kháng Là Gì?
Sức đề kháng, còn gọi là hệ thống miễn dịch là tập hợp các cơ quan, tế bào, mô và protein trong cơ thể phối hợp với nhau tạo thành hệ thống phòng thủ vững chãi chống lại các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, các vi sinh vật gây nhiễm trùng và bệnh tật.
Khi hệ miễn dịch của bạn tiếp xúc với mầm bệnh, các cơ quan miễn dịch sẽ được kích hoạt để phản ứng. Hệ thống sẽ giải phóng các kháng thể để gắn vào các kháng nguyên trên mầm bệnh và tiêu diệt chúng. Chính vì vậy, khi bạn có sức đề kháng mạnh mẽ, khả năng nhận diện và tiêu diệt ‘’kẻ thù’’ sẽ hiệu quả hơn, giữ cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Bằng cách kết hợp những loại thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy bạn nên ăn gì tăng sức đề kháng? Hãy xem xét và bổ sung 15 loại thực phẩm sau đây vào mỗi bữa ăn hằng ngày.
Những Thực Phẩm Giúp Tăng Sức Đề Kháng:
1. Quả việt quất
Quả việt quất là thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và đặc biệt có một loại flavonoid gọi là anthocyanin. Hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng của bạn.
Một nghiên cứu năm 2016 cho biết, flavonoid đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ miễn dịch của đường hô hấp. Những người ăn thực phẩm giàu flavonoid ít có khả năng bị nhiễm đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh, đau ốm vặt so với những người không ăn.
2. Củ nghệ
Ngệ là loại gia vị mà nhiều người sử dụng trong nấu ăn, nhưng ít ai biết được đây cũng là một vị thuốc khá hữu ích. Trong củ nghệ chứa chất curcumin có khả năng cải thiện phản ứng miễn dịch trong cơ thể bạn. Theo nghiên cứu 2017, curcumin còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa.
3. Tỏi
Người ta thường dùng tỏi như một biện pháp khắc phục hoặc ngăn ngừa cảm lạnh và một số bệnh khác.
Một nghiên cứu đã xem xét và nghiên cứu xem uống bổ sung tỏi có chứa allicin có làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh hay không. Theo đó, nghiên cứu cho biết, nhóm người tham gia dùng giả dược có số lần cảm lạnh nhiều hơn gấp đôi so với những người dùng thực phẩm bổ sung tỏi. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận rằng liệu tỏi có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh hay không.
4. Cá béo
Cá hồi, cá ngừ, cá thu, có trích và nhiều loại cá có dầu khác chứa nguồn axit béo omega-3 phong phú.
Theo nghiên cứu năm 2014, bổ sung axit béo omega-3 trong thời gian dài có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp, gọi là RA. Đây là tình trạng tự miễn dịch mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào một bộ phận khỏe mạnh của cơ thể.
5. Rau bina
Rau bina được xem là một siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cần thiết như: flavonoid, caroten, vitamin C, vitamin E,
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hợp chất flavonoid còn có thể giúp ngăn ngừa những bệnh cảm lạnh thông thường ở người khỏe mạnh.
6. Bông cải xanh
Bông cải xanh được biết đến là nguồn vitamin C và chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đây là một siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngăn ngừa ung thư. Vì những lý do này nên bạn nên bổ sung bông cải xanh thường xuyên để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch.
7. Khoai lang
Khoai lang rất giàu beta carotene, một loại chất chống oxy hóa mang lại cho vỏ khoai lang màu cam. Beta carotene còn là nguồn vitamin A phong phú giúp làm đẹp da, chăm sóc da từ bên trong và bảo vệ da chống lại tia cực tím.
8. Cam hoặc kiwi
Khi bạn bị ốm, bố mẹ thường sẽ cho bạn uống nhiều nước cam hoặc ăn cam, quýt?
Cam và trái kiwi là một nguồn vitamin C tuyệt vời, đây là những loại trái cây rất tốt khi bạn bị đau hoặc cảm lạnh. Mặc dù các nhà khoa học vẫn không chắc chắn chính xác các loại trái cây này giúp ích như thế nào, nhưng vitamin C có thể giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.
9. Sôcôla đen
Sô cô la đen chứa chất chống oxy hóa gọi là theobromine, có thể giúp tăng cường sức đề kháng bằng cách bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do ( các phân tử mà cơ thể tạo ra khi phân hủy thức ăn hoặc tiếp xúc với chất ô nhiễm gọi là các gốc tự do. Chúng có thể làm hỏng các tế bào của cơ thể và góp phần gây ra bệnh tật).
Mặc dù có nhiều lợi ích tiềm năng, sô cô la đen chứa nhiều calo và chất béo bão hòa. Vì vậy, bạn cần đảm bảo ăn sô cô la chừng mực để bảo vệ sức khỏe.
10. Gừng
Mọi người thường sử dụng gừng trong nhiều món ăn, món tráng miệng cũng như trong các loại trà.
Ngoài nổi tiếng với các tác dụng tích cực lên đường tiêu hóa, gừng còn có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.
11. Trà xanh
Trà xanh chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine, vì vậy nhiều người có thể thưởng thức trà xanh thay cho cafe hoặc trà đen. Ngoài ra, trà xanh còn chứa chất chống oxy hóa EGCG mạnh, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra, cũng như quả việt quất, trà xanh có chứa flavonoid, có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh.
12. Kefir
Kefir còn gọi là nấm sữa, là loại thức uống lên men có chứa vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu 2017 cho thấy, uống kefir có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng như: giảm viêm, chống vi khuẩn gây bệnh, tăng hoạt động chống oxy hóa.
Tuy nhiên các nghiên cứu hỗ trợ này được thực hiện trên động vật và trong phòng thí nghiệm. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chúng ta có thể hiểu làm thế nào kefir có thể ngăn ngừa bệnh ở người.
13. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là một nguồn vitamin E phong phú và cũng là chất chống oxy hóa. Cũng giống như các chất chống oxy hóa khác, vitamin E trong hạt hướng dương có khả năng cải thiện chức năng miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào.
14. Hạnh nhân
Hạnh nhân cũng là một nguồn vitamin E tuyệt vời và nhiều chất dinh dưỡng khác như mangan, magie và chất xơ.
Một nắm nhỏ hoặc 1/4 cốc hạnh nhân là một món ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của bạn.
15. Ớt chuông đỏ
Đối với một số người ăn kiêng đường, thay vì ăn các loại trái cây có đường thì ớt chuông đỏ là một nguồn thay thế tuyệt vời của vitamin C. Theo một nghiên cứu về phương pháp nấu ăn, xào và rang đều bảo quản thành phần dinh dưỡng của ớt chuông đỏ tốt hơn so với hấp hoặc luộc.
Những thói quen giúp tăng cường sức đề kháng
Ăn gì tăng sức đề kháng bạn đã biết, tuy nhiên không chỉ bổ sung thực phẩm, lối sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của bạn. Thay đổi một số thói quen sau sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ:
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên với cường độ nhẹ
- Nói không với thuốc lá
- Hạn chế uống rượu, bia
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày
- Quản lý căng thẳng
- Thực hành vệ sinh răng miệng và rửa tay đúng cách
Nếu đọc qua bài viết này, bạn hãy lên ngay kế hoạch bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng này vào mỗi bữa ăn hằng ngày và đừng băn khoăn ăn gì tăng sức đề kháng nữa nhé! 15 thực phẩm được đề cập trong bài viết có thể củng cố hệ thống miễn dịch của bạn và tăng khả năng chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, ăn uống cân bằng, lành mạnh chỉ là một cách để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch. Bạn cần chú ý đến các yếu tố lối sống khác để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nếu cần thiết. Trong trường hợp bạn bị cảm lạnh thường xuyên và hay bị nhiễm trùng, hãy đến thăm khám bác sĩ.
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com