Trang chủ > Bệnh khác

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Cách nhận biết bệnh bạch hầu

Bạch hầu là căn bệnh khá hiếm và có vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên gần đây bệnh liên tiếp xuất hiện ở một số khu vực Đak Nông, Đak Lak và cả TP HCM khiến một trẻ em tử vong và nhiều người được cách ly ngay lập tức. Vậy bệnh bạch hầu là gì, có nguy hiểm không, cách nhận biết bệnh bạch hầu như thế nào?

Bệnh bạch hầu là gì? Lây lan như thế nào?

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên, bệnh đặc trưng bởi lớp màng nhầy của mũi cổ họng hoặc da.

Bệnh bạch hầu có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể làm hỏng các cơ quan như tim, thận và hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Bệnh bạch hầu lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi, thường là qua các giọt văng ra khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Một người cũng có thể mắc bệnh bạch hầu nếu tiếp xúc với một vật có vi khuẩn trên đó, có thể là nắm tay cửa, cốc, khăn giấy…

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra lớp màng nhầy màu xám ở mũi, lưỡi hoặc cổ họng

Cách nhận biết bệnh bạch hầu như thế nào?

Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của bệnh bạch hầu phụ thuộc vào chủng vi khuẩn liên quan đến vị trí và cơ thể bị ảnh hưởng.

Thời gian ủ bệnh khi một người nhiễm vi khuẩn lần đầu tiên là từ 2-5 ngày trước khi các dấu hiệu và triệu chứng sớm xuất hiện.

Cách nhận biết bệnh bạch hầu phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chúng tạo ra một lớp màng giả màu xám trên niêm mạc mũi, cổ họng hoặc xung quang khu vực amidam. Lớp màng nhầy này có thể có màu xanh lục hoặc hơi xanh, thậm chí là màu đen nếu bị chảy máu.

Cách nhận biết bệnh bạch hầu
Triệu chứng và đường lây truyền bệnh bạch hầu

 

Một số cách nhận biết bệnh bạch hầu phổ biến khác mà bạn nên chú ý, bao gồm:

  • Sốt nhẹ, khó chịu và suy nhược cơ thể
  • Sưng các tuyến hoặc các mô mềm ở cổ
  • Chảy nước mũi
  • Tim đập nhanh

Cách nhận biết bệnh bạch hầu ban đầu ở trẻ em có nhiều khả năng có các đặc điểm sau:

  • Ớn lạnh, đau đầu và sốt
  • Buồn nôn và ói mửa

Sau khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện, trong vòng 12 đến 24 giờ, độc tố của vi khuẩn gây bệnh sẽ bắt đầu hình thành và gây ra:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Tắc nghẽn và gây khó thở

Nếu màng kéo dài đến thanh quản, người bệnh sẽ cảm thấy khàn giọng và ho dữ dội và có nguy cơ tắc nghẽn hoàn toàn đường thở. Màng cũng có thể kéo dài hơn nữa xuống hệ hô hấp về phía phổi.

Nếu không kịp thời phát hiện bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề cho trẻ
Nếu không kịp thời phát hiện bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề cho trẻ

 

Một người bị lây nhiễm bệnh bạch hầu bằng cách nào?

  • Do những giọt nước văng ra khi nói, ho, hắt hơi
  • Dịch tiết ra từ mũi và cổ họng, ví dụ như chất nhầy và nước bọt
  • Tổn thương da bị nhiễm bệnh
  • Những đồ vật như giường, ly cốc, quần áo người bệnh đã sử dụng

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ tử vong ở bệnh bạch hầu là 5-10% các trường hợp, đặc biệt tỉ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em.

Các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh bạch hầu nếu chất độc xâm nhập vào máu và làm hỏng các mô quan trọng khác, bao gồm:

  • Viêm cơ tim hoặc tổn thương tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm của cơ tim, có thể dẫn đến suy tim, và mức độ nhiễm vi khuẩn càng lớn, độc tính đối với tim càng cao. Các vấn đề về tim thường xuất hiện 10-14 ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng

  • Viêm thần kinh, hoặc tổn thương thần kinh

Viêm dây thần kinh là tình trạng viêm mô thần kinh dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Tình trạng này tương đối hiếm gặp và thường xuất hiện sau khi nhiễm trùng hô hấp nặng. Thông thường tình trạng sẽ phát triển như sau:

  • Trong tuần thứ 3, bệnh nhân có thể bị tê liệt vòm miệng
  • Sau tuần thứ 5, tê liệt cơ mắt, tay chân và cơ hoành
  • Tê liệt cơ hoành thường gây ra viêm phổi hoặc viêm hô hấp cấp

Bởi vì nguy hiểm nên việc tìm hiểu cách nhận biết bệnh bạch hầu rất quan trọng giúp bạn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân hoặc người thân và chữa trị kịp thời nếu không may mắc bệnh

Có phải chỉ trẻ em mới nên tiêm chủng ngừa bệnh?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới mọi lứa tuổi đều nên tiêm ngừa vắc-xin. Đặc biệt ở trẻ em cần được tiêm đủ liều theo lịch y tế. Vắc-xin bạch hầu sẽ được tiêm cùng với vắc-xin uốn ván và ho gà.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo tất cả mọi người cần thực hiện các biện pháp như:

– Tiêm phòng vắc-xin phối hợp bệnh bạch hầu cho trẻ đủ mũi tiêm và theo đúng lịch y tế.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, giữ vệ sinh thân thể, mũi, miệng hằng ngày, che miệng khi ho và hạn chế với những người có dấu hiệu bị bệnh.

– Đảm bảo chỗ ở của trẻ phải sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

– Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải báo cáo với cơ sở y tế để được cách ly, chữa trị kịp thời

– Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm chỉnh cách ly, uống thuốc phòng ngừa và tiêm phòng theo chỉ định của cơ quan y tế.

TLTK: https://www.medicalnewstoday.com/articles/159534

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan