Trang chủ > Chăm sóc sức khỏe

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng nhầy của mũi và cổ họng thường gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh bạch hầu có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, thậm chí gây tử vong cho trẻ em nếu không được tiêm chủng. Vậy bệnh bạch hầu là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh dưới đây.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh Bạch Hầu Là Gì?

Mặc dù là bệnh hiếm gặp, nhưng gần đây tại tỉnh Đak Nông xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu mới với 12 ca dương tính. Đặc biệt một em nhỏ đã tử vong chỉ trong vòng 1 tuần mắc bệnh và hàng nghìn người bắt buộc phải cách ly. Vậy bệnh bạch hầu là gì, nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diptheria) gây ra. Khi mắc bệnh, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố và gây tổn thương cho nhiều cơ quan của cơ thể.

Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc vật lý hoặc các giọt khi ho và hắt hơi, bệnh cũng có thể lây lan từ những người mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng. Mặc dù bệnh rất nguy hiểm và dễ lây lan nhưng bệnh bạch hầu có thể ngăn ngừa thông qua việc tiêm vắc-xin phòng bệnh.  Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thận, tim và hệ thần kinh, thậm chí là tử vong.

Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu dễ lây lan qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi

Các Triệu Chứng Của Bệnh Bạch Hầu Là Gì?

Vi khuẩn bạch hầu thường sống trong mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp người nhiễm bệnh mang vi khuẩn mà không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Các triệu chứng bạch hầu thường xuất hiện tròng vòng hai đến năm ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng dễ thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là một lớp màng màu xám phủ dày trên cổ họng và amidan.

Bệnh bạch hầu là gì?

Một số triệu chứng phổ biến khác của bệnh bạch hầu bao gồm:

  • Đau họng, khàn giọng
  • Sốt nhẹ và suy nhược cơ thể nói chung
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, ớn lạnh, đồ mồ hôi và nhịp tim nhanh
  • Khó nuốt và thở (do màng nhầy hình thành trong mũi và cổ họng)
  • Sưng cổ (do các hạch bạch huyết mở rộng trong trường hợp nghiêm trọng)

Chỉ các chủng vi khuẩn sản sinh độc tố mới có thể gây bệnh nặng, bằng cách lan truyền độc tố trong máu của người bị nhiễm bệnh. Những chủng vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng và tạo ra vết loét da, còn gọi là bệnh bạch hầu da.

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ra Bệnh Bạch Hầu Là Gì?

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Bạch hầu được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Corynebacterium diphtheriae.

Trực khuẩn bạch cầu Corynebacterium diphtheriae. Nguồn ảnh: CDC
Trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae. Nguồn ảnh: CDC

Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến màng nhầy của đường dẫn khí trên và đôi khi ảnh hưởng đến da. Tình trạng này thường lây lan qua tiếp xúc giữa người với người ( các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…) hoặc người với vật thể chứa vi khuẩn ( chẳng hạn như các vật dụng cầm nắm như ly, cốc, nắm tay cửa, khăn đã qua sử dụng…).

Ngay cả khi một người nhiễm bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh bạch hầu, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Khi một ai đó bị nhiễm bệnh, vi khuẩn sẽ giải phóng các chất độc tố, các độc tố này lan truyền trong máu và hình thành các lớp phủ dày màu xám ở các bộ phận như: mũi, lưỡi, họng, khí đạo.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những chất độc này cũng có thể làm hỏng các cơ quan khác như tim, não và thận. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng bao gồm suy thận, viêm cơ tim, suy thận.

Các yếu tố nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu

Mặc dù bệnh bạch hầu đã có vắc-xin phòng bệnh, nhưng không nhiều quốc gia phổ biến tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu. Đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Các yếu tố nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu:

  • Thiếu tiêm chủng ngừa
  • Sống ở môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh kém
  • Bị rối loạn hệ thống miễn dịch, ví dụ như AIDS

Biến Chứng Của Bệnh Bạch Hầu Là Gì?

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn của bệnh bạch hầu, nhiễm trùng đường hô hấp có thể lan ra ngoài cổ họng. Độc tố bạch hầu có thể theo dòng máu đi đến các bộ phận khác của cơ thể như tim hoặc dây thần kinh. Các biến chứng có thể xảy ra:

  • Tổn thương cơ tim thường dẫn đến suy tim
  • Tổn thương các dây thần kinh ngoại biên dẫn đến yếu cơ, nguy hiểm hơn dẫn đến tê liệt
  • Thỉnh thoảng bị tê liệt cơ hô hấp
  • Các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp chẳng hạn như nghẹt thở vì lớp màng ở phía sau cổ họng di chuyển sâu hơn vào đường thở.

Bạch hầu là một bệnh nghiêm trọng và có thể gây tử vong mặc dù điều trị đúng cách trong một số trường hợp. Biến chứng ít gặp hơn khi nhiễm trùng giới hạn ở da.

Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Bệnh Bạch Hầu?

Tiêm chủng ngừa là hình thức phòng bệnh tốt nhất. Khi trẻ em được tiêm phòng thường xuyên và người lớn tiêm liều tăng cường sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trong suốt cuộc đời.

  • Vắc-xin bạch hầu thường được tiêm phối hợp với vắc-xin ho gà và uốn ván, được gọi là vắc-xin DPT. Trẻ em dưới 1 tuổi khuyến khích tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib. Sau đó tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng tuổi.
  • Nên tiêm vắc-xin sau mỗi 10 năm khi chủng ngừa khuyến cáo để tiếp tục phòng chống bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là gì?

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan