Trang chủ > Bệnh gan và hệ tiêu hóa
Bệnh tiêu hóa là gì? Nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu hóa?
Chắc chắn bạn đã từng gặp một vấn đề nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Và có thể bạn không thích nói về chúng, nhưng những bệnh tiêu hóa khá phổ biến, hầu như ai cũng mắc phải. Vậy bạn có biết bệnh tiêu hóa là gì? Những triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến các bệnh tiêu hóa? Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc phải một trong những bệnh tiêu hóa này thì đừng trì hoãn mà hãy nói chuyện ngay với bác sĩ.
Bệnh Tiêu Hóa Là Gì?
Hệ tiêu hóa là một phần khá phức tạp, được tạo thành từ đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Hệ tiêu hóa giữ vai trò quan trọng chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các tế bào khác trong cơ thể. Vậy bệnh tiêu hóa là gì? Bệnh tiêu hóa là các rối loạn xảy ra trong những bộ phận thuộc hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của cơ thể.
Một số bệnh và triệu chứng tiêu hóa không thường xuyên, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Và có những bệnh tiêu hóa khác sẽ kéo dài trở thành bệnh mãn tính.
Một số triệu chứng không thường xuyên của tiêu hóa mà ai cũng từng mắc phải như:
– Đau bụng
– Táo bón
– Tiêu chảy
– Đầy hơi
– Khó tiêu
– Chứng ợ nóng
– Buồn nôn, ói mửa
– Tăng hoặc giảm cân
Bạn đã biết bệnh tiêu hóa là gì cùng những triệu chứng tiêu hóa phổ biến. Một triệu chứng xảy ra ở đường tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo cho bất kỳ vấn đề nào của sức khỏe, có thể từ nhẹ đến nặng. Nếu những triệu chứng này xảy ra thường xuyên, có thể dẫn đến các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng. Vì vậy, một phần quan trọng các bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên và không nên ăn gì để tránh các bệnh tiêu hóa xảy ra.
Các Bệnh Tiêu Hóa Thường Gặp
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản của bạn, bạn có thể cảm thấy đau rát ở giữa ngực. Triệu chứng này thường xảy ra sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Thỉnh thoảng mọi người cũng bị trào ngược axit và ợ nóng. Nhưng nếu các triệu chứng xảy ra ít nhất 2 lần một tuần và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì đó có thể là dấu hiệu của GERD. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn bị ợ nóng kéo dài, hôi miệng, buồn nôn, đau nhiều ở ngực hoặc phần trên bụng, khó nuốt hoặc khó thở… Hãy đi khám bác sĩ.
Để giảm các triệu chứng của bệnh GERD, bạn nên tránh các thực phẩm và đồ uống gây ra các triệu chứng đó hoặc bằng cách uống các loại thuốc giảm axit dạ dày và viêm thực quản.
2. Sỏi mật
Sỏi mật là những chất cặn và cứng hình thành trong túi mật. Sỏi mật có thể được hình thành khi có quá nhiều cholesterol hoặc chất thải trong mật. Khi sỏi mật chặn các ống dẫn từ túi mật đến ruột, chúng có thể gây đau nhói ở vùng bụng trên bên phải của bạn.
Để trị sỏi mật, bạn có thể uống thuốc. Nhưng nếu thuốc không có tác dụng thì bắt buộc bạn phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
3. Bệnh Celiac
Một trong những bệnh không dung nạp thực phẩm là Celiac – rối loạn miễn dịch và nhạy cảm nghiêm trọng với gluten (gluten là một loại protein có trong lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mì…).
Các triệu chứng của bệnh Celiac bao gồm thiếu máu, mệt mỏi, mất xương, trầm cảm, đau bụng, nôn mửa và đôi khi co giật. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số người không có bất kỳ triệu chứng nào.
Điều trị duy nhất cho bệnh Celiac là bạn phải tránh hoàn toàn việc tiêu thụ gluten. Thay vào đó, bạn có thể ăn gạo nây, bột đậu nành, bột bắp, rau dền…
4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là đường tiêu hóa của bạn bị kích thích. Nếu bạn bị đau dạ dày hoặc khó chịu dạ dày 3 lần một tháng trong nhiều tháng, đó có thể là hội chứng ruột kích thích (IBS).
Dấu hiệu của IBS có thể rất khác nhau, bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân khô cứng hoặc phân lỏng.
Hiện nay chưa xác định nguyên nhân gây ra IBS, nhưng bạn có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống như ăn các bữa ăn ít chất béo, nhiều chất xơ hoặc tránh các thực phẩm như sữa, rượu, caffein, nước ngọt có gas, chất làm ngọt nhân tạo… Ăn các loại thực phẩm chứa men vi sinh có trong sữa chua có thể cải thiện tình trạng của bạn.
5. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng và một bệnh khác của bệnh viêm ruột (IBD). Các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng rất giống với bệnh Crohn, nhưng phần ảnh hưởng của đường tiêu hóa là ruột già.
Khi hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn giữa thức ăn và các ‘’ kẻ xâm lược’’ gây hại, vết loét sẽ phát triển trong lớp ruột già. Nếu bạn gặp các triệu chứng như nhu động ruột thường xuyên và khẩn cấp, đau khi tiêu chảy, đau quặn bụng, máu trong phân… Hãy đến ngay bác sĩ.
6. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một trong những tình trạng tiêu hóa bệnh viêm ruột (IBD), Crohn thường ảnh hưởng đến ruột non và ruột kết. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sụt cân và sốt.
Điều trị bệnh Crohn phụ thuộc vào các triệu chứng, có thể bao gồm uống thuốc giảm đau, thuốc ức chế miễn dịch, nặng hơn là phẫu thuật.
7. Bệnh Trĩ
Khó đi ngoài, đi ngoài đau, ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bệnh trĩ là tình trạng viêm các mạch máu ở cuối đường tiêu hóa, khiến hậu môn bị đau và ngứa. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ bao gồm táo bón mãn tính, tiêu chảy, căng thẳng trong quá trình đi ngoài và thiếu chất xơ.
Do đó, bạn có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên. Các loại thuốc kê đơn có thể giúp bạn giảm triệu chứng bệnh trĩ tạm thời, nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hơn, đôi khi phải phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ.
8. Viêm túi thừa
Các túi nhỏ được tìm thấy trong đại tràng được gọi là túi thừa. Nếu bạn có túi thừa nhưng không có triệu chứng gì bất thường thì gọi là bệnh túi thừa, khi túi thừa bị sưng thì được gọi là viêm túi thừa. Các triệu chứng
của viêm túi thừa có thể bao gồm sốt và đau bụng, và béo phì là một yếu tố nguy cơ chính của viêm túi thừa.
Chế độ ăn ít chất xơ có thể là nguyên nhân gây viêm túi thừa. Vì vậy, để điều trị bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc, các loại rau củ quả…
Nếu các triệu chứng diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, có thể bác sĩ sẽ điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ phần bị bệnh.
Tiêu hóa là một phần đặc biệt quan trọng trong cơ thể, do vậy muốn cơ thể khỏe mạnh thì hệ tiêu hóa của bạn phải hoạt động suôn sẻ và thuận lợi. Bằng cách tìm hiểu bệnh tiêu hóa là gì, cũng như hiểu rõ nguyên nhân và các triệu chứng gây ra bệnh tiêu hóa. Bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được sức khỏe và phát hiện sớm để điều trị các loại bệnh tiêu hóa.
Bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ bạn sẽ ngăn ngừa được các tình trạng rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, cần thiết bạn bên bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa để chăm sóc hệ tiêu hóa toàn diện, ngăn ngừa bệnh, Claron-B (Detox) là một gợi ý. Đây là thực phẩm dạng viên được phát triển dựa trên cơ sở khoa học có tác dụng kích thích nhu động ruột, cung cấp lợi khuẩn cho tiêu hóa và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ Avanta Pharma 0938 462 406 để được giải đáp!
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com