Trang chủ > Bệnh ung thư

Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, khi mỗi năm có hơn 20.000 người tử vong, đây thực sự là con số đáng báo động. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư phổi như hút thuốc lá, bức xạ, tiếp xúc với hóa chất… Tuy nhiên cũng có người dù sống rất khoa học nhưng vẫn bị ung thư. Điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu ung thư phổi có di truyền không?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin về bệnh ung thư phổi và nguồn gốc di truyền tiềm ẩn của bệnh. 

Tổng quan về ung thư phổi

Ung thư phổi bắt đầu khi các tế bào bất thường phát triển và nhân lên một cách mất kiểm soát ở một hoặc cả hai phổi. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư phổi có thể xâm lấn ra ngoài phổi và lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, não, tuyến thượng thận, gan và xương.

ung thư phổi có di truyền không

Có nhiều loại ung thư phổi, nhưng được chia thành 2 loại chính:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Là loại ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-85% các trường hợp ung thư phổi. NSCLC được chia thành các loại phụ bao gồm: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn không biệt hóa. 
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Còn được gọi là ung thư tế bào yến mạch, chiếm 15% các trường hợp ung thư phổi. Loại ung thư này thường bắt đầu ở giữa phổi và có xu hướng lây lan nhanh hơn NSCLC. 

Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cao ở những người mắc ung thư phổi là do bệnh không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa phần các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khối u đã di căn nên rất khó điều trị, tiên lượng thấp. Do đó, việc phát hiện sớm ung thư phổi ở giai đoạn đầu cực kỳ quan trọng, quyết định đến thời gian sống của bệnh nhân. 

Các triệu chứng điển hình của ung thư phổi:

  • Ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi hoặc thay đổi cơn ho mãn tính
  • Khó thở
  • Đau ngực, lưng hoặc vai
  • Ho ra chất nhầy có máu hoặc ho ra máu
  • Các đợt viêm phổi, viêm phế quản tái phát
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi có bất kỳ một trong những triệu chứng trên không có nghĩa là bạn bị ung thư phổi. Các triệu chứng này cũng có thể là do một số bệnh lý khác gây ra. Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì lời khuyên tốt nhất đó là bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị nếu cần thiết. 

Vậy bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Trước khi đi sâu vào vấn đề ung thư phổi có di truyền không, cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi là gì nhé!

Theo nghiên cứu, nguyên nhân của bệnh ung thư nói chúng và ung thư phổi nói riêng vẫn chưa được xác định rõ. Có một số trường hợp mắc ung thư phổi mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được biết đến.  Nhưng có một trong các yếu tố nguy cơ sau sẽ làm cho một người có nhiều khả năng mắc ung thư hơn.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh ung thư phổi. Theo ước tính, khoảng 80% trường hợp mắc ung thư phổi là do hút thuốc. Một người bắt đầu hút thuốc càng sớm, hút càng nhiều và càng lâu thì nguy cơ phát hiện ung thư phổi càng cao.

ung thư phổi có di truyền không

Tiếp xúc với khói thuốc lá (thuốc lá thụ động)

Không cần hút thuốc, nhưng nếu bạn sống với người hút thuốc hoặc làm trong môi trường tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi. 

Tiếp xúc với amiăng

Những người thường xuyên tiếp xúc với amiăng dễ bị ung thư phổi hoặc u trung biểu mô màng phổi. Nguy cơ cao là những người làm việc trong các xí nghiệp dệt may, nhà máy hóa chất…

Tiếp xúc với các chất gây ung thư

Những người tiếp xúc với khí phóng xạ (radon) hoặc một số chất gây ung thư như asen, cadmium, crom, niken tại nơi làm việc có thể tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Tiền sử cá nhân

Một người mắc bệnh phổi như xơ phổi, viêm phế quản mãn tính, lao phổi… hoặc nhiễm HIV có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Tuổi tác

Ung thư phổi thường được chẩn đoán phổ biến nhất ở những người trên 60 tuổi, tuy nhiên độ tuổi mắc ung thư phổi ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng nhanh. 

Tiền sử gia đình (Di truyền)

Một người có thể có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nếu một thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi có di truyền không?

Hầu hết các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi đều liên quan đến yếu tố lối sống và môi trường như: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá, nhiễm phóng xạ, tiếp xúc với chất gây ung thư… Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố tiền sử gia đình cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi của một người. Vậy thực sự ung thư phổi có di truyền không? Câu trả lời là có.

Gen di truyền là một trong những nguyên nhân tác động gây ung thư phổi. Nghĩa là một người có thể thừa hưởng một gen bất thường nào đó từ người thân trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc u phổi cao. Đặc biệt nếu kết hợp với thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao hơn. 

Theo báo cáo thống kê, khoảng 8% ung thư phổi được chẩn đoán là do di truyền. 

+ Trường hợp người thân thế hệ I trong gia đình bị mắc ung thư phổi như bố, mẹ, anh, chị, em ruột, nguy cơ mắc bệnh của một người cao 50% so với những người khác. Nguy cơ này còn tăng lên khi có thêm nhiều thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. 

+ Trường hợp người thân thế hệ II mắc ung thư phổi là ông, bà, cô, dì, chú bác ruột thì nguy cơ mắc bệnh của một người cao hơn 30% so với những người khác. 

Nói chung, ung thư phổi thường liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố lối sống, môi trường và di truyền, do đó việc phân lập các yếu tố di truyền có thể khó khăn. Trong nhiều trường hợp, một người có yếu tố di truyền vừa hút thuốc lá hoặc có các yếu tố nguy cơ khác thì khả năng mắc ung thư phổi sẽ tăng cao hơn. 

Các biện pháp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi 

Mặc dù chúng ta không thể thay đổi gen của mình nhưng có những cách có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi:

Ngưng hút thuốc lá:

Nói không với thuốc lá và tránh xa khói thuốc sẽ không hít phải hóa chất gây ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

ung thư phổi có di truyền không

Tránh tiếp xúc các loại hóa chất gây ung thư

Nếu bạn làm việc trong môi trường chứa hóa chất như amiăng, khí thải diesel, asen, randon hãy mang bảo hộ lao động hoặc tìm hiểu các cách tự bảo vệ bản thân mình. 

Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây

Mặc dù không có loại vitamin hay khoáng chất cụ thể nào được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư phổi, nhưng ăn các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ quả giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng từ đó giảm nguy cơ ung thư phổi, cùng với nhiều bệnh khác. 

Rèn luyện, vận động thể chất thường xuyên

Thể dục thể thao thường xuyên đều đặn đã được khoa học chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm nguy cơ ung thư

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thực phẩm có mục đích bổ sung các hợp chất có lợi như vitamin, khoáng chất, chiết xuất từ thực vật… dưới dạng viên nang, viên nén. 

Thông thường các nguồn chất này được bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên đối với những trường hợp điều kiện sức khỏe không tốt như người mới ốm dậy, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch kém, phụ nữ tiền mãn kinh, người có bệnh lý mãn tính…việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe là cần thiết để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng này.

Một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được tin dùng nhất hiện nay là FUCOISYN (Premium Fucoidan) giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ ung thư. 

FUCOISYN (Premium Fucoidan) là sản phẩm của khoa học, được phát triển dựa trên nguồn chất Fucoidan cao cấp từ 3 loại tảo nâu chất lượng cao: Mozuku, Wakame, Fucus. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của các vitamin C, B1, B6 và khoáng chất Kẽm, Selen, Magie, tối ưu tác dụng: 

Hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư, ức chế tăng sinh mạch máu nuôi tế bào ung thư, hạn chế di căn

Tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, phòng nhiễm virus và chống lại tế bào ung thư.

ung thư phổi có di truyền không

Hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh, bảo vệ gan, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Hỗ trợ giảm các tác dụng phụ trong liệu pháp hóa-xạ trị

Để biết thêm thông tin chi tiết FUCOISYN (Premium Fucoidan), bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY. Liên hệ Avanta Pharma Hotline 0938 462 406 để Dược sĩ tư vấn.  

Bài viết trên phần nào đã giải quyết được thắc mắc liệu bệnh ung thư phổi có di truyền không. Không chỉ riêng về ung thư phổi, di truyền được xem là yếu tố rủi ro của nhiều loại ung thư khác. Nếu bạn có người thân đã từng mắc ung thư phổi và lo lắng mình sẽ bị ung thư, hãy tiến hành xét nghiệm di truyền. Điều này có thể giúp xác định xem bạn có nguy cơ bị ung thư phổi hay không. Càng được chẩn đoán sớm, bạn càng sớm xác định được liệu trình điều trị tốt nhất.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan