Trang chủ > Bệnh ung thư

Bệnh ung thư phổi di căn có lây không?

Đối với những người mắc ung thư giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như đau tức ngực, khó thở, đặc biệt ho dữ dội và kèm máu. Điều này đôi khi khiến người thân e sợ sẽ bị lây nhiễm qua đường không khí. 

Chị Hiền, Hà Nội- có bố bị ung thư phổi gửi câu hỏi đến Avanta Pharma ‘’ Bố tôi được chẩn đoán mắc ung thư phổi di căn cách đây 6 tháng, gần đây ông ho rất nhiều, trong đờm còn có máu, vậy cho tôi hỏi ung thư phổi có lây không? Và trường hợp người nhà tiếp xúc gần có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trước khi trả lời vấn đề của chị Hiền, cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi là gì?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi có thể là một điều đáng lo ngại khiến cho người bệnh thắc mắc ung thư phổi là gì? Làm thế nào ung thư phổi phát triển? Ung thư phổi nguy hiểm không? Bệnh ung thư phổi di căn có lây không?…

ung thư phổi di căn có lây không

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư bắt đầu ở bất kỳ vị trí nào ở phổi, khi các tế bào phát triển và phân chia một cách bất thường. Có hai loại ung thư phổi chính:

  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC), xảy ra trong 85% – 90% tất cả các trường hợp
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), một loại ung thư có tốc độ phát triển và lây lan nhanh, chỉ xảy ra ở hơn 10% tổng số ca ung thư phổi

Ung thư phổi phát triển như thế nào?

Cơ thể của mỗi chúng ta được cấu tạo bởi hàng nghìn tỷ tế bào. Khi các tế bào già chết đi, những tế bào mới sẽ hình thành và phân chia để tạo ra nhiều tế bào mới để thay thế những tế bào đã chết. 

Khi ung thư phát triển, nghĩa là quá trình này đã trở nên bất thường. Các tế bào già cỗi không chết đi và các tế bào mới hình thành khi không cần thiết. Những tế bào dư thừa này có thể tạo thành các khối u và lây lan sang các mô xung quanh. 

Phổi cũng như nhiều cơ quan khác của cơ thể, mỗi giây đều có các tế bào sinh ra và chết đi như một lập trình có sẵn. Nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến quá trình này rối loạn, các tế bào tăng sinh và phân chia mất kiểm soát và hình thành khối u phổi. Khối u ác tính chèn ép các tế bào bình thường và lấy đi nguồn dinh dưỡng, do đó khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, nhanh chóng suy kiệt. 

Khi khối u phổi phát triển, chúng có thể xâm lấn và lây lan (di căn) sang các hạch bạch huyết đến các cơ quan xa như gan, não, xương… 

Các triệu chứng ung thư phổi

Cả hai loại ung thư phổi chính đều có các triệu chứng giống nhau, điển hình là ho dai dẳng không dứt và khó thở. Tuy nhiên, ung thư phổi thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Những người phát hiện bệnh sớm thường là do ngẫu nhiên trong quá trình chụp X-quang ngực khi xét nghiệm các bệnh lý khác như viêm phổi chẳng hạn. 

Ung thư phổi khi tiến triển sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Khó chịu hoặc đau ở ngực
  • Ho liên tục, dai dẳng và càng ngày càng nặng
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Ho ra máu
  • Khàn tiếng
  • Chán ăn, sụt cân không giải thích được
  • Nhiễm trùng phổi như viêm phổi, viêm phế quản tái phát nhiều lần 

ung thư phổi di căn có lây không

Bệnh ung thư phổi có lây không?

Đa phần những người được chẩn đoán mắc ung thư phổi khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn, lúc này ung thư đã phát triển, xâm lấn ra ngoài phổi và di căn đến các cơ quan xa. Trong giai đoạn này, những triệu chứng ung thư phổi trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn trước. Đặc biệt là người bệnh sẽ cảm thấy rất khó thở và ho dữ dội. Điều này khiến người thân thường lo ngại liệu bệnh ung thư phổi có lây không khi tiếp xúc với bệnh nhân mỗi ngày.

Thực tế, ung thư phổi KHÔNG LÂY như nhiều người vẫn nghĩ. Và ung thư không phải là căn bệnh truyền nhiễm. 

Một người khỏe mạnh không thể bị ‘’lây nhiễm’’ ung thư phổi từ một người đang mắc bệnh, kể cả khi tiếp xúc gần gũi, ăn uống chung hoặc quan hệ tình dục. Các nghiên cứu cho biết, tế bào ung thư từ người bệnh không thể sống trong cơ thể của một người khỏe mạnh. Bởi vì hệ thống miễn dịch của một người khỏe mạnh sẽ nhận ra các tế bào lạ và tiêu diệt chúng, kể cả tế bào ung thư.

Ung thư phát triển là do DNA trong tế bào thay đổi

Ung thư phát triển do các đột biến (thay đổi) diễn ra trong DNA của một người. Những thay đổi này có thể được di truyền hoặc phát triển trong suốt cuộc đời. 

Trong khi có những đột biến được biết đến là do tiếp xúc với môi trường như hút thuốc lá, tiếp xúc với chất gây ung thư… có những loại đột biến không rõ lý do. Các nghiên cứu khoa học về nguyên nhân ung thư cho thấy, ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng có khả năng di truyền. Ví dụ: Một người có người thân như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột đã từng mắc ung thư phổi, nguy cơ mắc ung thư của người đó sẽ tăng đến 50%. 

Ngoài ra, các nhà khoa học còn lý giải vì sao một số gia đình có nhiều người mắc ung thư, điều này không phải lây nhiễm mà có thể là do:

  • Các thành viên trong gia đình có chung gen
  • Gia đình có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể tiếp xúc với cùng một tác nhân gây ung thư

Những người bị ung thư cần được ở gần những người khác.

Thực tế ngày nay, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của những người mắc ung thư phổi đôi khi vẫn tránh xa khi họ biết về căn bệnh này. Điều này khiến người bệnh mặc cảm và cảm thấy họ bị xa lánh. Tinh thần giảm sút sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị bệnh và thời gian sống của bệnh nhân. 

Vì vậy, người thân và bạn bè không nên xa lánh người bị ung thư phổi, bạn không thể nào ‘’bị lây bệnh’’ được. Đừng ngại đến thăm hỏi và động viên, thông cảm với người bị ung thư. Họ cần sự thăm hỏi và hỗ trợ từ những người xung quanh. 

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư phổi?

Ung thư phổi không thể lây nhiễm từ người này sang người khác, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố khiến một người tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Người lớn tuổi
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi
  • Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiăng, asen, crom, niken
  • Tiền sử bản thân mắc viêm phổi, viêm phế quản mãn tính
  • Đã từng bức xạ ở ngực

Vì vậy, nếu bạn lo lắng bản thân có nguy cơ mắc ung thư phổi, hãy thay đổi ngay hôm nay bằng cách:

Tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư theo định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm có thể giúp chúng ta phát hiện được bệnh sớm (nếu có). Điều này rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh và cơ hội sống của mỗi người. Đặc biệt những người có các yếu tố nguy cơ nên tầm soát thường xuyên. 

ung thư phổi di căn có lây không

Không hút thuốc lá hoặc từ bỏ khói thuốc lá

Thuốc lá là yếu tố chính gây nên ung thư phổi. Do đó, nếu bạn không hút thuốc lá, đừng bao giờ thử. Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay hôm nay. Ngay cả khi những người mắc ung thư phổi nếu từ bỏ thuốc lá cũng sẽ giảm tổn thương phổi đáng kể.

Rèn luyện thể chất thường xuyên 

Cố gắng vận động, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư. 

Tránh các chất gây ung thư tại nơi làm việc

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Tuân theo các biện pháp phòng ngừa và mang bảo hộ lao động nếu cần thiết. Nếu một người hút thuốc, nguy cơ tổn thương phổi do các chất gây ung thư tại nơi làm việc sẽ càng tăng lên. 

Chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau quả

Trái cây, rau củ quả rất giàu vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa…Do đó, chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau quả sạch có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Một số bằng chứng còn cho thấy, chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bảo vệ cả người hút thuốc và người không hút thuốc chống lại tổn thương phổi. 

Giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị ung thư với thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan)

Hiện nay các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư đã có những bước tiến đáng kể, song song với đó, các nhà khoa học cũng ưu tiên tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ điều trị để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Nổi bật trong đó là FUCOISYN (Premium Fucoidan) chứa nguồn chất Fucoidan từ tảo nâu biển.

FUCOISYN (Premium Fucoidan) được phát triển dựa trên nguồn chất Fucoidan cao cấp- chiết xuất từ 3 loại tảo nâu biển Mozuku, Wakame và Fucus kết hợp với nguồn vi khoáng thiết yếu: Vitamin C, B1, B6, Kẽm, Selen, Magie. Sản phẩm được khoa học công nhận có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả: Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng; thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư, ức chế tăng sinh mạch máu, hạn chế di căn; giảm tác dụng phụ liệu pháp hóa-xạ trị và tăng hiệu quả trong điều trị ung thư.

ung thư phổi di căn có lây không

Không chỉ sử dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư, FUCOISYN (Premium Fucoidan) còn là thực phẩm chăm sóc sức khỏe toàn thân, hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh và bảo vệ gan, tang cường sức khỏe hệ tiêu hóa…, giúp ngăn ngừa bệnh, giảm nguy cơ ung thư hiệu quả.

FUCOISYN (Premium Fucoidan) nhập khẩu 100%, tuân thủ nghiêm ngặt Tiêu chuẩn thực phẩm Úc- New Zealand FSANZ, hiện đã có mặt tại các nhà thuốc, bệnh viện Việt Nam. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ nhà phân phối độc quyền Avanta Pharma 0938 462 406- 028 2253 9066.

 

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan