Trang chủ > Bệnh ung thư

Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi và phương hướng điều trị

Bệnh ung thư phổi hàng năm lấy đi cuộc sống của hàng nghìn người. Đây là căn bệnh nguy hiểm và không thể chữa khỏi trừ khi được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Việc phát hiện và chẩn đoán ung thư phổi sớm sẽ giúp cho việc điều trị đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi và các phương hướng điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

 

Tìm hiểu chung về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi hay còn được gọi là ung thư phế quản là tình trạng bệnh lý khi khi các tế bào biểu mô phế quản phát triển không kiểm soát được nữa, tế bào tăng lên thật nhanh chóng về số lượng. 

chẩn đoán ung thư phổi

Đối với một cơ thể bình thường và khỏe mạnh, các tế bào phổi được sinh ra, phát triển và thực hiện đúng các chức năng của chúng và sẽ chết theo một chu kỳ định sẵn. 

Tuy nhiên, đối với một cơ thể bị gọi là mắc ung thư phổi chính là khi các tế bào phổi được sinh ra, phát triển không bình thường, làm rối loạn chức năng của phổi. Thậm chí, các tế bào này còn xâm lấn ra các cơ quan ngoài phổi và phá hủy các chức năng khác của cơ thể. 

Dựa trên hình thái của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi thì có thể chia ung thư phổi thành 2 loại, đó là:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Loại này tiến triển rất nhanh và gây nguy hiểm. Chúng thường xảy ra ở người hút thuốc lá nặng và ít phổ biến, chiếm khoảng 20% các trường hợp. Ung thư tế bào nhỏ được phân loại thành 2 giai đoạn, đó là giai đoạn hạn chế và giai đoạn lan rộng.
  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Chiếm gần 80% trường hợp mắc bệnh. Đây là loại ung thư phát triển chậm và di căn chậm hơn ung thư phổi tế bào nhỏ. Ung thư không tế bào nhỏ được phân loại thành 4 giai đoạn, đó là: I, II, III, IV.

 

Các triệu chứng của ung thư phổi

Ung thư phổi trong giai đoạn sớm thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng này sẽ biểu hiện rõ hơn ở những giai đoạn cuối. 

Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm:

  • Ho dai dẳng, ho kéo dài, thỉnh thoảng ho ra máu
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau ngực 

chẩn đoán ung thư phổi

  • Khàn giọng 
  • Giảm cân bất thường
  • Đau nhức xương khớp
  • Đau đầu, mệt mỏi

Ngoài ra ung thư phổi còn có các biến chứng như:

Khó thở: Những người bị ung thư phổi có thể thấy khó thở nếu bệnh phát triển chèn ép đường khí quản. 

Ho ra máu: Ung thư phổi có thể gây chảy máu trong đường hô hấp, làm bạn ho ra máu. 

Đau đớn: Các tế bào tiến triển lây lan đến màng phổi hoặc đến những cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, có thể gây ra đau đớn. 

Tràn dịch màng phổi: Sự tích tụ chất lỏng trong không gian bao quanh phổi bị ảnh hưởng trong khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể gây ra khó thở. Phương pháp điều trị thông thường là dẫn lưu dịch từ trong ngực ra ngoài và làm giảm nguy cơ tái phát.

Ung thư di căn: Ung thư phổi về giai đoạn muộn thường di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não, xương, gan và tuyến thượng thận. Sự di căn có thể gây đau, buồn nôn, đau đầu, hoặc các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. 

 

Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi

Nếu có lý do để nghi ngờ người bệnh có thể bị ung thư phổi, tại bệnh viện các bác sĩ có thể khuyên bạn tiến hành một số phương pháp kiểm tra nhằm chẩn đoán ung thư phổi như:

Chẩn đoán hình ảnh: Từ phim chụp X-quang có thể cho thấy khối u bất thường trong phổi. Nếu chụp X-quang không hiệu quả, có thể CT cắt lớp để có thể phát hiện ra tổn thương nhỏ trong phổi.

Xét nghiệm tế bào trong đờm: Việc quan sát đàm dưới kính hiển vi đôi khi có thể phát hiện ra sự tồn tại của các tế bào ung thư phổi.

Nội soi phế quản: Trong nội soi phế quản, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bất thường của phổi bằng cách sử dụng một sợi phát quang luồn qua cổ họng vào trong phổi.

Nội soi trung thất: Các dụng cụ phẫu thuật được đưa vào phía sau xương ức qua một vết cắt nhỏ tại phần dưới cổ để lấy mẫu mô từ các hạch bạch huyết.

chẩn đoán ung thư phổi

Sinh thiết mô bệnh học: Một mẫu tế bào bất thường có thể được loại bỏ trong một thủ tục gọi là sinh thiết. Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết theo một số cách khác nhau, bao gồm nội soi phế quản, nội soi trung thất hoặc kim sinh thiết.

 

Các phương pháp điều trị ung thư phổi

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án thường được sử dụng để loại bỏ tận gốc các tế bào ung thư. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật. Việc phẫu thuật được hay không còn phụ thuộc vào kích thước, số lượng, vị trí của khối u và sức khỏe của từng người bệnh.

Xạ trị

Trong một số trường hợp, liệu pháp xạ trị được sử dụng để làm giảm thiểu các triệu chứng như khó thở, ho và chảy máu cho bệnh nhân ung thư phổi.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho những trường hợp ung thư giai đoạn cuối. Nó được sử dụng để giúp thu nhỏ và kiểm soát sự di căn của tế bào ung thư. Tuy nhiên, liệu pháp dùng hóa trị có thể gây ra những tác dụng phụ khá mạnh mẽ như rụng tóc, buồn nôn, chóng mặt.

Liệu pháp miễn dịch

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là kích thích hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Tuy nhiên số bệnh nhân có thể đáp ứng liệu pháp này cũng không cao, thông thường chỉ áp dụng để điều trị một số trường hợp ung thư đã di căn đến phổi, chẳng hạn như khối u ác tính.

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị ung thư

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư phổi, bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị ung thư như FUCOISYN (Premium Fucoidan).

chẩn đoán ung thư phổi

 FUCOISYN (Premium Fucoidan) chứa chiết xuất Fucoidan chọn lọc từ 3 loại tảo nâu Mozuku, Wakame và Fucus, có tác dụng ngăn ngừa và ức chế các tế bào u ác tính; hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư; hỗ trợ giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa xạ trị; hỗ trợ thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng; hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, chống lão hóa, bảo vệ gan. 

Ngoài ra trong thành phần của FUCOISYN (Premium Fucoidan) còn có các Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B6, Kẽm, Selen, Magiê…giúp tăng cường tác dụng tối ưu lên sức khỏe toàn thân, nâng cao thể trạng. 

Ung thư phổi là sát thủ đến lặng lẽ và vô hình. Vì vậy để đảm bảo cho sức khỏe của bạn, cách tốt nhất là thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh trong cơ thể. Bệnh ung thư phổi tuy nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều cơ hội sống hơn cho người bệnh. Hãy quan tâm hơn về sức khỏe của bạn ngay từ bây giờ.

 

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan