Trang chủ > Bệnh ung thư
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi: Những điều cần biết
Chẩn đoán mắc ung thư phổi có lẽ là cú sốc tinh thần quá lớn cho những người đón nhận căn bệnh quái ác này. Chính vì vậy mà đối với mỗi bệnh nhân, việc có người ở bên chăm sóc, động viên tinh thần mang lại ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, nếu người thân của bạn mắc ung thư phổi, việc đảm nhận vai trò chăm sóc không hề dễ dàng, đôi khi sẽ khiến bạn mệt mỏi. Do đó, hiểu và biết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn cho người thân và duy trì sức khỏe của chính mình.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Việc chẩn đoán ung thư phổi mang lại nhiều cảm xúc tiêu cực, thậm chí khó chấp được không chỉ ở bản thân người bệnh mà cả những người thân yêu. Có những người khi biết mình bị ung thư sẽ trở nên đau buồn, thậm chí chán nản dẫn đến từ bỏ việc điều trị. Chính vì vậy, cần thiết hơn bất cứ lúc nào, người thân nên ở bên động viên, chăm sóc và đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi được các chuyên gia y tế hướng dẫn dưới đây:
Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi
Với vai trò là người chăm sóc bệnh nhân ung thu, khi phát hiện bệnh ung thư phổi, điều đầu tiên chúng ta thường muốn tìm hiểu tất cả các thông tin về căn bệnh này. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn cần phải biết chọn lọc thông tin ở những trang y tế uy tín và tránh ‘’quá tải’’ thông tin.
Nhìn vào các số liệu thống kê về ung thư phổi có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, thậm chí là chán nản. Hơn nữa điều này cũng có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái tiêu cực và bi quan.
Thay vào đó, hãy tập trung vào cách nhìn cá nhân. Bạn hãy luôn nhớ rằng, các con số thống kê chỉ dựa vào số lượng lớn những người bị ung thư trước đó, chúng không phải là kết quả cụ thể mà người thân của bạn phải đối mặt. Tiên lượng sống của người bệnh có thể thay đổi trong quá trình điều trị, chưa kể các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị hiện đại ngày càng tiến bộ hơn. Điều này mang lại nhiều triển vọng nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Chấp nhận sự kỳ thị
Một trong những thách thức của người mắc bệnh ung thư phổi đó là sự kỳ thị. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy tội lỗi, hối hận, xấu hổ và tự trách bản thân mình. Với vai trò là một người chăm sóc bệnh nhân ung thư, bạn cũng cần vượt qua sự kỳ thị này và bảo vệ người bệnh trước những thành kiến:
Xã hội: Nhiều người cho rằng, chỉ những người có tiền sử hút thuốc mới mắc ung thư phổi. Nếu ai đó hỏi liệu bệnh nhân có từng hút thuốc không, bạn hãy giải thích với họ rằng điều này có thể làm tổn thương người bệnh. Nhẹ nhàng nhắc nhở mọi người rằng, ung thư phổi ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả không hút thuốc lá và giúp họ nâng cao nhận thức về căn bệnh này.
Gia đình: Những người thân ruột thịt đôi khi cũng có thể vô tình khiến bệnh nhân ung thư phổi cảm thấy tội lỗi về căn bệnh của họ, đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc. Bản thân người bệnh sẽ cảm thấy mọi tội lỗi là do mình gây ra và vô tình trở thành gánh nặng của gia đình.
Bản thân người bệnh: Nhiều người chẩn đoán ung thư phổi thường rơi vào trạng thái bi quan, họ suy nghĩ những lựa chọn sai lầm trong quá khứ khiến họ đáng bị mắc phải căn bệnh này. Do đó họ có xu hướng không điều trị, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không tìm kiếm sự chăm sóc y tế tốt nhất. Nếu điều này xảy ra với người thân của bạn, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đưa ra hỗ trợ thích hợp.
Trách nhiệm chăm sóc người bị ung thư phổi
Hiệu quả điều trị của một người bị ung thư phổi phụ thuộc vào sự hỗ trợ đáng tin cậy từ người chăm sóc. Vì vậy, để chăm sóc người mắc bệnh ung thư phổi, bạn vừa là một nhân viên y tế, vừa là người thân vừa là người bạn đồng hành.
Với vai trò là một y tá chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý lịch trình thăm khám, điều trị và uống thuốc của bệnh nhân, bao gồm: Đưa đón khám chữa bệnh, nhắc nhở uống thuốc, giúp kiểm soát các tác dụng phụ, lưu giữ danh sách số điện thoại những người cần gọi trong trường hợp khẩn cấp.
Những công việc hàng ngày có thể quá sức đối với một người đang điều trị hoặc chống chọi với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn. Với vai trò là một người thân trong gia đình, bạn cần hỗ trợ cho các nhu cầu thiết thực của người bệnh như: Chuẩn bị bữa ăn, mua sắm theo yêu cầu của người bệnh, tắm giặt và thay quần áo, dọn dẹp nhà cửa, giải quyết các vấn đề tài chính.
Cuối cùng, với vai trò là người đồng hành, hỗ trợ tinh thần cho người thân bị ung thư phổi là một phần quan trọng và cũng rất khó khăn. Bạn có thể cần phải động viên người bệnh cố gắng duy trì hy vọng dù không có điều gì chắc chắn. Cố gắng lắng nghe những vấn đề, suy nghĩ của bệnh nhân và bày tỏ sự thấu hiểu, động viên họ chấp nhận căn bệnh của mình. Đây là một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể hỗ trợ về mặt tinh thần. Mỗi bệnh nhân đối phó với ung thư theo một cách khác nhau, người thân của bạn có thể trải qua những thăng trầm cảm xúc trong suốt quá trình mắc bệnh cũng là điều bình thường. Là một người chăm sóc đồng hành, bạn hãy chấp nhận những cảm xúc thay đổi hằng ngày của họ.
Đồng hành trong hỗ trợ điều trị ung thư
Là một người chăm sóc, bạn nên chuẩn bị tinh thần để trải qua những thăng trầm của hành trình điều trị ung thư.
Ung thư phổi thường được gọi là “sát thủ vô hình” vì bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối. Các lựa chọn điều trị lúc này chỉ có thể giúp giảm đau và tập trung vào việc duy trì chất lượng cuộc sống.
Nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn đầu, phẫu thuật có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả. Các liệu pháp hóa, xạ trị trong điều trị ung thư giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của ung thư. Tuy nhiên, các liệu pháp điều trị này có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, ói mửa, kém ăn, sụt cân…
Các liệu pháp điều trị có thể mang lại hiệu quả tích cực nhưng cũng khiến một số bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, là một người chăm sóc, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về những biện pháp hỗ trợ, giảm nhẹ tác dụng phụ và giúp bệnh nhân được thoải mái điều trị hơn.
Thấu hiểu điều này, các chuyên gia hàng đầu thế giới đã và đang tìm kiếm các giải pháp sinh học hỗ trợ điều trị ung thư tốt nhất để góp phần giảm các tác dụng phụ, nâng cao thể trạng người bệnh đồng thời nâng cao hiệu quả đáp ứng điều trị của bệnh nhân ung thư. Nổi bật trong số đó là nguồn chất Fucoidan được khoa học phát hiện và đưa vào nghiên cứu năm 1913, với những tác dụng nổi bật như: Thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư, ức chế tăng sinh hình thành mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào ung thư, hoạt hóa hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, từ đó hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan) trước trong và sau điều trị ung thư.
FUCOISYN (Premium Fucoidan) có thành phần Fucoidan tinh khiết từ 3 loại tảo nâu chất lượng cao, kết hợp với các vitamin và khoáng chất thiết yếu, tác dụng đồng hiệp lực hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư; Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa, xạ trị; Hoạt hóa hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng; Giảm mệt mỏi, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư; Ngoài ra, FUCOISYN (Premium Fucoidan) còn giúp bảo vệ gan, hỗ trợ chống lão hóa, chống oxy hóa và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nhiều bệnh nhân cải thiện sức khỏe tích cực khi kết hợp bổ sung FUCOISYN (Premium Fucoidan) vào chế độ ăn uống hằng ngày, thậm chí có thể sinh hoạt và làm việc trở lại. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí mua thuốc thang mà còn có nhiều thời gian dành cho bản thân mình. Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Hãy chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe
Quá trình đồng hành và chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi có thể khiến bạn mệt mỏi về thể chất và tinh thần, nhất là khi bạn cần phải cân bằng các nhiệm vụ, vừ phải chăm sóc người bệnh vừa phải làm việc và vừa nuôi dạy con cái. Vì vậy, điều quan trọng là sắp xếp mọi việc hợp lý nhất có thể, dành thời gian nạp năng lượng mỗi ngày để tránh bị kiệt sức. Cố gắng ưu tiên cho sức khỏe bằng cách tích cực vận động, đi bộ trong 30 phút để duy trì thể lực, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ. Hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn có thể động viên họ cùng đi dạo bộ, yoga, thiền và thực hiện những sở thích như nấu ăn, đạp xe, làm vườn… Điều này vừa giúp bệnh nhân vận động, vừa giảm căng thẳng tổng thể cho bạn.
Cuối cùng, hãy đối xử nhẹ nhàng với chính mình. Trở thành một người chăm sóc có thể là một công việc khó khăn. Có thể bạn sẽ không thoải mái và đối mặt với những áp lực trong cân bằng cuộc sống từ chăm sóc người bệnh đến công việc, chăm sóc con cái, thậm chí là khó khăn về tài chính. Vì vậy hãy dành thời gian cho bản thân để tránh tình trạng kiệt sức, ưu tiên sức khỏe và hạnh phúc của bạn mỗi ngày và hãy yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần hỗ trợ.
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com