Trang chủ > Bệnh khác

Cường giáp và suy giáp: Khác nhau như thế nào?

Bạn từng nghe về các bệnh của tuyến giáp, về các triệu chứng của bệnh cường giáp và suy giáp? Tuy nhiên bạn chưa hiểu biết rõ ràng về những loại bệnh này cũng như cách phân biệt các triệu chứng xảy ra của bệnh? Dù là suy giáp hay cường giáp cũng sẽ khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đáng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Với kế hoạch điều trị đúng đắn, bạn có thể quản lý được tình trạng sức khỏe và cải thiện bệnh lý của mình.

Bệnh Suy Giáp Là Gì?

Tuyến giáp của bạn có thể tạo ra nhiều loại hormone để cơ thể hoạt động tốt và kiểm soát mọi khía cạnh của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong bệnh suy tuyến giáp, việc sản xuất hormone tuyến lệ sẽ chậm lại. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn khiến bạn mệt mỏi và tăng cân.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giáp là do viêm tuyến giáp Hashimoto. Khi bị viêm, hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ tự tấn công chính nó và làm cho tuyến giáp ngừng sản xuất hormone. Giống như nhiều bệnh tự miễn, viêm tuyến giáp Hashimoto xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn so với nam giới.

Cường giáp và suy giáp
Viêm tuyến giáp Hashimoto

Các triệu chứng của suy tuyến giáp thường không rõ ràng. Hơn nữa, bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nên có nhiều biểu hiện tương tự như suy giảm sức khỏe tuổi già như:

  • Táo bón
  • Ăn không ngon miệng
  • Suy giảm trí nhớ
  • Trầm cảm
  • Nhịp tim không đều, thở gấp
  • Đau cơ, khớp
  • Giảm ham muốn tình dục

Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh suy tuyến giáp như: phù nề toàn thân, da xù xì do lớp sừng phát triển, lưỡi to ra. Nhay khi có những dấu hiệu này, bạn hãy mau chóng gặp bác sĩ để điều trị tốt nhất.

Bệnh Cường Giáp Là Gì?

Cường giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Tim đập nhanh
  • Tiêu chảy
  • Suy yếu cơ và khớp
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mắt lồi
  • Hay hồi hộp, lo lắng…
Mắt lồi là một trong những dấu hiệu của bệnh cường giáp
Mắt lồi là một trong những dấu hiệu của bệnh cường giáp

Nguyên nhân gây nên cường giáp bao gồm:

  • Viêm tuyến giáp
  • Hạch tuyến sản xuất quá nhiều hormone T4
  • Tình trạng tự miễn dịch được gọi là bệnh Graves.

Khi mắc bệnh cường giáp, sự kích thích tuyến giáp cho phép quá nhiều hormone tuyến giáp xâm nhập vào máu của bạn khiến bạn đau và khó chịu. Viêm tuyến giáp cũng có thể xảy ra trong thai kỳ của phụ nữ.

Các nốt tuyến giáp thường gặp trong cả cường giáp và suy giáp.

Trong bệnh cường giáp, những nốt này có thể làm gia tăng kích thước tuyến giáp hoặc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp T4. Để chữa trị cường giáp, bạn có thể sẽ được điều trị qua thuốc, iốt phóng xạ, hoặc phẫu thuật. Nếu không được điều trị, cường giáp có thể gây mất xương, tăng huyết áp hoặc nhịp tim không đều.

Sự Khác Nhau Giữa Cường Giáp Và Suy Giáp

Trong khi suy giáp gây ra các triệu chứng như chậm chuyển hóa, mệt mỏi và tăng cân vì có một tuyến giáp hoạt động kém. Thì với bệnh cường giáp, trái ngược lại, bạn có thể thấy mình nhiều năng lượng hơn, tăng cân không lý do.

Sự khác biệt dễ thấy nhất giữa cường giáp và suy giáp liên quan đến nồng độ hormone. Suy giáp dẫn đến giảm hormone, còn cường giáp dẫn đến gia tăng hormone.

Vậy cường giáp và suy giáp bệnh nào nguy hiểm hơn? Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà mỗi người đều có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên bệnh cường giáp khá phổ biến và thường gây lo lắng hơn bởi các triệu chứng như tăng huyết áp, tăng nhịp tim có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Bệnh Cường Giáp Và Suy Giáp Nên Ăn Gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để chữa trị các vấn đề về bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống bởi vì có sự khác biệt giữa người bị cường giáp và suy giáp.

Đối với người bị bệnh suy giáp, ngoài các loại thực phẩm cần bổ sung như trái cây, cá, các loại ngũ cốc, rong biển… Những loại thực phẩm người bị suy giáp nên tránh:

  • Các loại rau cải như súp lơ, bông cải, cải bắp…
  • Thực phẩm chứa gluten như các loại bột, lúa mạch, lúa mì, yến mạch…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, soda, kẹo, bánh quy…
  • Không ăn nhiều chất xơ mỗi ngày (dưới 35g chất xơ)

Các loại thực phẩm tốt cho người bị cường giáp: bông cải xanh, sữa chua, cá hồi. Các loại thực phẩm người bị cường giáp nên tránh:

  • Bia rượu và caffein
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều carbon như nước trái cây, nước ngọt có ga…
  • Đậu nành

Hầu như, nguyên nhân gây bệnh cường giáp hay suy giáp đều liên quan đến hệ miễn dịch. Chính vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa bệnh phát triển là điều cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày.

Làm thế nào để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch? Xem thêm TẠI ĐÂY!

Cường giáp và suy giáp
Tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa bệnh

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bạn cần thăm khám bác sĩ và kiểm soát bệnh chặt chẽ. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe toàn diện, phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là phương pháp bảo vệ sức khỏe hàng đầu. Bằng việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, rèn luyện thể dục thường xuyên, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe mỗi ngày… Bạn sẽ nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan