Trang chủ > Bệnh gan và hệ tiêu hóa

Nên Và Không Nên Ăn Gì Để Tránh Bệnh Tiêu Hóa?

Hệ tiêu hóa là nơi hàng ngày thức ăn đi qua, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất để nuôi sống cơ thể. Do đó, hệ tiêu hóa là điều kiện tiên quyết cho một sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng. Nếu bạn ăn uống không lành mạnh sẽ rất dễ gặp các vấn đề về bệnh tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đồng thời bổ sung các thực phẩm hỗ trợ có thể cải thiện hệ tiêu hóa mà không cần đến thuốc.

Bệnh Tiêu Hóa Là Gì?

Hệ tiêu hóa bao gồm đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, bao gồm: hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (còn gọi là đại tràng) và trực tràng, ống hậu môn và kết thúc ở hậu môn. Cơ quan phụ trợ bao gồm: môi, má, răng, lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật. Toàn bộ hệ thống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn dài khoảng 9 mét, theo nghiên cứu của Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ (ASGE).

Các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người
Các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người

Bệnh tiêu hóa là những loại bệnh xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, các chức năng tiêu hóa khác và sức khỏe tổng thể. Một số bệnh tiêu hóa thường gặp: tiêu chảy, táo bón, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ…

Thông thường, mọi người thường mắc các triệu chứng như khó chịu dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… Nhưng khi các triệu chứng này xảy ra liên tục và thường xuyên hơn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc hằng ngày và chất lượng cuộc sống.

Thực Trạng Bệnh Tiêu Hóa Nước Ta Hiện Nay

Vấn nạn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn đang là đề tài nhức nhối mà bất kỳ ai, kể cả bạn và tôi đều nghi ngại. Không dưới một lần, bạn từng đắn đo trước khi mua bất kỳ thực phẩm nào ở chợ, thậm chí là siêu thị vì sợ chúng không an toàn? Tôi chắc chắn là có.

Nghe có vẻ tiêu cực, nhưng đó là thực trạng!

Theo thống kê của GLOBOCAN VIET NAM 2018, nước ta có từ 17.000- 18.000 người mắc mới ung thư dạ dày.

Báo cáo tại Hội thảo khoa học nội soi tiêu hóa can thiệp và siêu âm nội soi mật tụy tại Hà Nội ngày 1 tháng 10, 2018 cho thấy: Đến gần 10% dân số nước ta mắc các bệnh về tiêu hóa, đáng báo động là các bệnh ung thư liên quan đến tiêu hóa như ung thư dạ dày, gan, đại tràng… ngày càng gia tăng.

Tại hội thảo, GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E- Hà Nội cho biết, mỗi ngày tại bệnh viện E có gần 200 trường hợp mắc các bệnh về tiêu hóa được chẩn đoán và điều trị nội trú. Trong đó, bệnh viêm loét dạ dày tăng nhanh đáng kể.

Thống kê nguyên nhân gây nên ung thư đường tiêu hóa
Thống kê nguyên nhân gây nên ung thư đường tiêu hóa

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng, do đó cần phải ngăn ngừa và điều trị kịp thời nếu phát hiện các cơ quan tiêu hóa gặp vấn đề. Đồng thời mỗi người cần thay đổi chế độ cũng như thói quen ăn uống, cân nhắc kỹ càng trước khi tiêu thụ thực phẩm, bổ sung thực phẩm bảo vệ tiêu hóa để đào thải độc tố, bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh…

Hiện nay, các thành phần từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe CLARON-B (Detox) được nhiều nghiên cứu khoa học đánh giá cao về hiệu quả trong việc cung cấp dinh dưỡng, đào thải độc tố và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chỉ với 2 viên thực phẩm mỗi ngày trước bữa ăn 30-60 phút, người dùng sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng như tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Các Bệnh Về Đường Tiêu Hóa Thường Gặp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi hiện nay. Loét dạ dày tá tràng là bệnh gây tổn thương viêm lên niêm mạc dạ dày tá tràng với các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi, kém ăn…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD)

Nếu bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược axit nhiều lần trong một tuần, có thể bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa kết nối giữa miệng với dạ dày), gây ợ nóng và nhiều triệu chứng khác.

Các bệnh tiêu hóa thường gặp

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đau bụng đi ngoài phân lỏng nhiều lần một ngày với các triệu chứng như phân lỏng, đau quặn bụng, mất nước.

Bệnh táo bón

 Ngược lại với bệnh tiêu chảy, táo bón là tình trạng đi ngoài khó khăn, không thường xuyên đi tiêu. Nếu một tuần bạn đi ngoài ít hơn 3 lần, có khả năng bạn bị táo bón.

Bệnh trĩ

Là tình trạng sưng mạch máu trong ống hậu môn, gây đau đớn và khó đi ngoài. Các triệu chứng bệnh trĩ như đau, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu…

Bệnh viêm đường ruột

Bệnh viêm đường ruột là tình trạng viêm kéo dài trong đường tiêu hóa. Bệnh gây kích thích và sưng đường ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, sốt, giảm cân.

Bệnh viêm đường ruột gây nên các chứng tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, buồn nôn...
Bệnh viêm đường ruột gây nên các chứng tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, buồn nôn…

Bệnh viêm túi thừa

Trong bệnh viêm túi thừa, một phần của thành đại tràng ( ruột già) bị yếu và phồng ra những túi nhỏ gọi là túi thừa. Bệnh viêm túi thừa có thể nhẹ hoặc nặng, các biến chứng bao gồm đầy hơi, táo bón, đau vùng bụng dưới và nặng hơn là xuất huyết ( chảy máu ruột già), thủng ruột…

Bệnh sỏi mật

Sỏi mật là những cặn nhỏ, cứng chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Một số sỏi mật không gây ra triệu chứng cho người bệnh và tự biến mất, một số loại khác gây đau và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Các Bệnh Về Đường Tiêu Hóa?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh tiêu hóa, chủ yếu là do thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng mỗi người.

Ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ nướng, thịt đỏ, đồ ăn đóng hộp, uống nhiều bia rượu, nước ngọt có gas… dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày đồng thời ảnh hưởng các bộ phận khác như ruột, gan, đại tràng…

Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân lớn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa
Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân lớn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

Thói quen ăn uống: Thường xuyên bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng, ăn nhanh, vội vàng, ăn đồ cay nóng… gây áp lực lên dạ dày dẫn đến các bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày và các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Thói quen để bụng quá đói hoặc ăn quá no sẽ làm cho nhu động ruột co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ tiêu hóa thức ăn, dạ dày làm việc quá sức gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…

Thực phẩm bẩn xâm nhập trên thị trường: Việc sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc có thể gây ra các triệu chứng ngay tức thì như rối loạn đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, buồn nôn, tiêu chảy… Nghiêm trọng hơn là tình trạng ngộ độc thực phẩm và tăng nguy cơ mắc ung thư.

Không vận động: Việc không tập thể dục, không vận động, ngồi nhiều… là những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, táo bón.

Stress, căng thẳng: Nghiên cứu chỉ ra rằng, lo lắng, căng thẳng, stress quá nhiều có thể gây hại cho ruột và sinh ra các vấn đề về tiêu hóa

Nên Và Không Nên Làm Gì Để Giúp Hệ Tiêu Hóa Khỏe Mạnh?

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không những cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn bảo vệ hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường phòng vệ tự nhiên. Hơn thế nữa, hệ tiêu hóa khỏe còn mang lại lợi ích giảm cân, đảm bảo loại bỏ các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả.

Vậy chúng ta NÊN và KHÔNG NÊN làm gì để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

KHÔNG NÊN

KHÔNG ăn quá nhanh: Hãy đảm bảo bạn nhai thức ăn hoàn toàn trước khi nuốt. Việc sản xuất nước bọt sẽ cung cấp các enzyme tiêu hóa mạnh mẽ.

KHÔNG nấu chín rau của bạn: Rau sống chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, và các chất dinh dưỡng này có thể bị mất đi trong quá trình chế biến. Hạn chế nấu chín rau để đảm bảo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.

KHÔNG ăn trái cây với các thực phẩm khác: Trái cây mất ít thời gian hơn để tiêu hóa, vì thế khi chúng ta ăn trái cây cùng với các loại thực phẩm khác, chúng có thể bị bỏ lại trong dạ dày lâu hơn khiến bụng đầy hơi, khó chịu. Nên ăn trái cây trong các bữa ăn nhẹ hoặc sau khi ăn 30 phút là tốt nhất.

KHÔNG được ngủ liền sau khi ăn: Tốc độ trao đổi chất cơ bản ( BMR) tăng cao sau khi ăn, nhưng khi ngủ sẽ làm giảm tốc độ này, cản trở quá trình tiêu hóa. Nằm thẳng khi ngủ cũng sẽ khiến axit dạ dày trào ngược vào thực quản, tăng khả năng ợ nóng.

KHÔNG uống nhiều bia rượu: Bia, rượu làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày và lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, vì vậy không nên uống quá nhiều.

Không uống nhiều rượu bia để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng chống u gan, xơ gan
Không uống nhiều rượu bia để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

NÊN

NÊN xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh: Thực phẩm sạch, an toàn làm giảm nguy cơ gây các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thực phẩm sạch hằng ngày giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

NÊN uống nhiều nước: Mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh táo bón, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước trong suốt cả ngày. Uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng giúp kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Điều quan trọng phải chú ý là mức độ hoạt động thể chất. Bạn hoạt động càng nhiều thì càng nên uống nhiều nước.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột, thải độc cơ thể
Uống đủ nước mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột, thải độc cơ thể

NÊN bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ làm chậm lại tốc độ hấp thụ của thực phẩm để giải phóng năng lượng ổn định, đều khắp cho cơ thể. Nhờ đó, giúp bạn giảm cơn đói và cảm giác thèm ăn. Khi thiếu chất xơ, thức ăn sẽ làm rối loạn hệ thống tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi tiêu không đều và chứng táo bón. Rau xanh và ngũ cốc là nguồn cung cấp giàu các chất xơ. Trong đó, chất xơ từ Vỏ hạt mã đề được nghiên cứu khoa học chứng minh vừa giúp giảm táo bón và vừa hạn chế tiêu chảy.

NÊN tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên kích hoạt các cơn co thắt cơ ở ruột già, làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn. Điều này làm giảm mức độ mất nước từ phân khi chúng đi qua ruột, giúp phân mềm và dễ dàng đi qua. Tuy nhiên, cần chú ý, không nên hoạt động gắng sức trong vòng một giờ sau khi ăn, điều này có thể gây chứng khó tiêu và ợ nóng.

NÊN lưu lại danh sách thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày: Hãy ghi chép lại những gì bạn ăn hằng ngày để khi có bất kỳ triệu chứng nào bạn sẽ xác định được nguyên nhân là do đâu. Bởi vì, các yếu tố gây nên vấn đề tiêu hóa không phải lúc nào cũng liên quan đến thực phẩm, có thể là do căng thẳng, giấc ngủ kém chẳng hạn…

CLARON-B Thực Phẩm Tăng Cường Sức Khỏe Hệ Tiêu Hóa, Kháng Khuẩn, Cung Cấp Lợi Khuẩn, Kích Thích Quá Trình Tiêu Hóa

Mặc dù chúng ta có thể làm những điều tốt nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình, vẫn có nhiều tác động từ bên ngoài mà bất kỳ ai trong chúng ta đều không thể lường trước được. Nhất là khi tình trạng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, cách chế biến thiếu vệ sinh vẫn đang tràn lan trên thị trường Việt Nam. Khi mà học tập, công việc, gia đình… mỗi ngày khiến chúng ta trở nên lo âu, stress. Công việc bắt buộc chúng ta phải đi sớm về khuya, ăn không đúng giờ và không thể từ chối những cuộc vui bia rượu… Còn hàng trăm lý do khác vô hình chung gây tổn thương cho hệ tiêu hóa chúng ta mỗi ngày.

Vậy làm sao để ăn ngon, sống khỏe? Để cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng ta cần một hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Muốn vậy, hệ thống đào thải độc tố qua gan và ruột phải hoạt động hiệu quả, kích thích quá trình tiêu hóa, có nhiều lợi khuẩn để giúp tiêu hóa khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chống lão hóa.

CLARON-B- thực phẩm bảo vệ sức khỏe
CLARON-B, thực phẩm giải độc gan, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đó là lý do vì sao công thức từ CLARON-B (Detox) được nhiều người trên thế giới tin dùng. Hiện nay, CLARON-B đã và đang có mặt tại nhiều hệ thống nhà thuốc trên cả nước. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được phát triển dựa trên cơ sở khoa học với chiết xuất tinh túy, hoàn hảo từ thiên nhiên và hỗn hợp dẫn xuất vitamin hỗ trợ hữu hiệu:

– Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn, bổ đắng, kháng viêm, thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả.

– Chống rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng…), đào thải độc tố ra khỏi ruột, thanh lọc cơ thể.

– Cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất từ các chiết xuất ưu việt giúp phòng ngừa ung thư.

Ngoài ra, CLARON-B còn có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ tái tạo tế bào gan bị tổn thương, tăng cường khả năng chống oxy hóa và cải thiện tình trạng viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

bệnh tiêu hóa
Là sự kết hợp hoàn hảo 2 trong 1: vừa giải độc gan, vừa bảo vệ hệ tiêu hóa

Nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, hoặc suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, 2 viên CLARON-B mỗi ngày sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng gan và hơn hết là tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Điểm Khác Biệt Của CRARON-B:

– Là sản phẩm khoa học với hỗn hợp chiết xuất tinh túy, chọn lọc hoàn hảo từ thiên nhiên.

– Sản phẩm nhập khẩu 100% từ Úc, công thức Detox đặc biệt tác dụng trên cả gan và ruột đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới và cả Việt Nam.

– Sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả đào thải độc tố qua gan và ruột tối ưu, điều hòa nhu động ruột, giúp gan và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Hàm lượng tối ưu với giá thành hợp lý

CLARON-B là sản phẩm hữu hiệu đang được ưa chuộng trên thị trường
CLARON-B là sản phẩm hữu hiệu đang được ưa chuộng trên thị trường

Bằng thông điệp ‘’ Chăm sóc sức khỏe với tình yêu thương’’, CLARON-B (Detox) sẽ là người bạn đồng hành hỗ trợ hệ tiêu hóa của mỗi người luôn khỏe mạnh. Một hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp bạn sống vui khỏe, hạnh phúc mỗi ngày.

CRARON-B (Detox) được phân phối độc quyền tại Công ty Avanta Pharma – Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Liên hệ 0938 462 406 để được các Dược sĩ Avanta Pharma tư vấn!

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan