Trang chủ > Bệnh phụ khoa
Giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra khi nào?
Rất nhiều phụ nữ biết rằng, cơ thể họ sẽ có sự thay đổi lớn khi bước đến thời kỳ mãn kinh vào khoảng độ tuổi từ 50 đến 55. Tuy nhiên rất ít người đề cập đến giai đoạn trước đó: Tiền mãn kinh. Trên thực tế, những triệu chứng khó chịu được gây ra bởi sự dao động của các nội tiết tố estrogen và progesterone trong giai đoạn tiền mãn kinh.Vậy tiền mãn kinh xảy ra khi nào và ảnh hưởng gì đối với phụ nữ? Để hiểu hơn về thời kỳ này, mời các bạn đọc ngay bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tìm hiểu về tiền mãn kinh ở phụ nữ
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian trước khi mãn kinh, mô tả những sự thay đổi trước khi phụ nữ chấm dứt kinh nguyệt hoàn toàn. Mãn kinh được xác định khi phụ nữ đã dừng kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục kể từ lần có kinh nguyệt cuối cùng. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ không thể mang thai tự nhiên được nữa.
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ hoạt động kém và chậm dần việc sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở nên bất thường và đi kèm các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường, giảm ham muốn tình dục… Cho đến khi phụ nữ dừng kinh nguyệt hơn 1 năm, nghĩa là họ đã chính thức mãn kinh.
Tiền mãn kinh xảy ra khi nào?
Vì tiền mãn kinh là một quá trình diễn ra từ từ, mà các triệu chứng có thể giảm dần, biến mất và quay trở lại nên khó có thể nhận ra những thay đổi khi chúng xảy ra. Do đó tiền mãn kinh xảy ra khi nào là điều không một ai biết trước được. Đối với hầu hết phụ nữ, tiền mãn kinh thường bắt đầu ở cuối tuổi 40 đến 45, nhưng một số người có thể bắt đầu tiền mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Trung bình thời kỳ tiền mãn kinh sẽ kéo dài từ 4 đến 8 năm, có người 10 năm hoặc lâu hơn.
Bạn có thể bắt đầu tiền mãn kinh mà không hề hay biết. Khi buồng trứng giảm sản xuất các nội tiết tố estrogen và progesterone, kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên bất thường một cách rõ rệt. Vòng kinh nguyệt của bạn có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn so với bình thường, dịch chảy kinh nguyệt cũng có thể ra nhiều hơn hoặc chỉ lấm tấm trong các kỳ kinh. Sự thay đổi trong chu kỳ kinh thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng vẫn còn hoạt động nên bạn vẫn có khả năng mang thai. Vì vậy nếu bạn không muốn có con, hãy dùng biện pháp tránh thai khi giao hợp.
Chẩn đoán tiền mãn kinh như thế nào?
Nếu bạn muốn biết chắc mình đã đến thời kỳ tiền mãn kinh hay chưa, bạn có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Dựa vào các triệu chứng mà bạn gặp, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra sự gia tăng hormone kích thích nang trứng (FSH) và giảm estrogen.
Sự thay đổi hormone FSH cho thấy nguyên nhân là do tiền mãn kinh.
Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác, chẳng hạn như nồng độ hormone kích thích tuyến giáp trong máu. Nếu mức độ này thấp, tuyến giáp hoạt động kém có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng giống như mãn kinh.
Triệu chứng tiền mãn kinh ở mỗi người phụ nữ đều khác nhau
Không phải tất cả phụ nữ đều gặp phải các triệu chứng tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu thống kê, khoảng 20% phụ nữ không xảy ra triệu chứng tiền mãn kinh, 60% phụ nữ trải qua các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và 20% phụ nữ chịu đựng các triệu chứng nặng nề. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể bao gồm:
- Bốc hỏa dữ dội
- Đổ mồ hôi đêm
- Các vấn đề giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ không chất lượng
- Da khô, sần sùi và xuất hiện nếp nhăn
- Mệt mỏi, đau đầu
- Khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục
- Hay quên và khó tập trung
- Căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt
- Thay đổi tâm trạng, bao gồm lo âu, hồi hộp, cáu giận, dễ khóc và dễ bị kích động.
Quản lý các triệu chứng tiền mãn kinh
Trên thực tế, tiền mãn kinh không phải là bệnh và không nhất thiết phải điều trị vì các triệu chứng và giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu các triệu chứng tiền mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, thì điều quan trọng là hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tìm phương pháp điều trị giúp giảm bớt phần nào.
Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone estrogen (HRT)được xem là phương pháp điều trị hiệu quả nhất giúp kiểm soát sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh. Liệu pháp được thực hiện bằng cách bổ sung estrogen vào cơ thể giúp cân bằng hormone, từ đó giảm các triệu chứng tiền mãn kinh do suy giảm hormone gây ra. Mặc dù hiệu quả, nhưng đây không phải là phương pháp điều trị an toàn cho tất cả mọi người vì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, ung thư vú. Trước khi quyết định điều trị liệu pháp thay thế hormone HRT, bạn hãy trao đổi kỹ càng với bác sĩ xem mình có phù hợp để điều trị hay không và cân nhắc các phương pháp điều trị khác an toàn hơn.
Phytoestrogen
Một số phụ nữ lo ngại về liệu pháp thay thế hormone có thể sử dụng các chất bổ sung, nổi bật là phytoestrogen có trong một số loại thực vật như đậu chẽ ba hoa đỏ, đậu nành, hạt lanh, ngũ cốc cũng có thể giúp phụ nữ kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả. Theo nghiên cứu khoa học, đậu chẽ ba hoa đỏ chứa isoflavone, một loại phytoestrogen có cấu tạo hóa học và chức năng giống với estrogen nhất. Vì lý do này, nó có thể có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Một trong những dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao và hiệu quả cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh được phụ nữ ưa chuộng nhất hiện nay là ESTRIONA (Menopause). Sản phẩm được phát triển trên cơ sở khoa học, với sự kết hợp hoàn hảo từ Isoflavones đậu chẽ ba hoa đỏ, dầu hạt nho, chiết xuất hạt nho, Astaxanthin, Canxi, Magie. Tác dụng của ESTRIONA (Menopause) không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ giảm các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, mà còn hỗ trợ cải thiện nếp nhăn, chống lão hóa và tăng cường vẻ đẹp làn da. Ngoài ra, việc bổ sung ESTRIONA (Menopause) còn giảm nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu về thời kỳ tiền mãn kinh
Trau dồi kiến thức cho bản thân về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là điều cần thiết cho bất kỳ phụ nữ nào. Bạn có thể tìm hiểu trên sách, báo hoặc các trang web y tế uy tín về những kiến thức cơ bản của thời kỳ mãn kinh. Việc hiểu rõ về thời kỳ này giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn để đón nhận những gì sắp xảy ra, nhận biết mình đang ở đâu trên hành trình mãn kinh và có biện pháp kiểm soát sức khỏe, tâm sinh lý tốt nhất.
Nếu có bất kỳ quan tâm nào về thời kỳ tiền mãn kinh, hãy gọi cho Dược sĩ chúng tôi theo Hotline/Zalo 0938 462 406- 028 2253 9066 để được hỗ trợ tư vấn.
Điều chỉnh lối sống
Điều chỉnh các thói quen hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn mà còn hỗ trợ cơ thể bạn vượt qua những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng giúp duy trì năng lượng, lượng đường trong máu ổn định và cân nặng trong thời kỳ tiền mãn kinh:
- Không được bỏ bữa ăn sáng
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây
- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch…
- Ăn các loại thực phẩm giàu canxi như sữa chua, cá mòi, cá hồi đóng hộp
- Chất béo lành mạnh từ cá, dầu ô liu, hạt và quả hạch
- Giảm các tác nhân gây bốc hỏa như rượu, thức ăn cay, nóng và cafein
Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên:
Phụ nữ vận động thường xuyên có ít triệu chứng tiền mãn kinh hơn. Để duy trì hoạt động thể chất, các chuyên gia khuyến nghị:
- Nên di chuyển, đứng nhiều hơn và ngồi ít hơn
- Kết hợp các bài tập nhẹ (đi bộ, khiêu vũ) với các vận động mạnh (đạp xe, chạy bộ, thể dục nhịp điệu)
- Yoga, thái cực quyền
Dù tiền mãn kinh xảy ra khi nào, ở độ tuổi nào chăng nữa, nếu bạn đã có những chuẩn bị tốt nhất, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và vượt qua thời kỳ này một cách dễ dàng.
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com