Trang chủ > Bệnh phụ khoa
Mãn kinh ra máu là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Mãn kinh là thời kỳ phụ nữ đã dừng kinh nguyệt trong một năm liên tục. Sự xuất hiện này là do sự suy giảm nội tiết tố tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều trải qua ở độ tuổi từ 50 đến 55. Điều này có nghĩa là khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, họ sẽ không còn kinh nguyệt nữa. Tuy nhiên, phụ nữ đôi khi có thể ra máu bất thường, điều này khiến nhiều người lo lắng và thắc mắc mãn kinh ra máu là bệnh gì. Thông thường, việc ra máu không liên quan đến vấn đề kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó.
Mục Lục
Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi sinh lý tự nhiên của người phụ nữ, khi buồng trứng bắt đầu lão hóa và ngừng hoạt động. Khi buồng trứng không còn sản xuất trứng, phụ nữ sẽ không còn rụng trứng mỗi tháng và không còn kinh nguyệt nữa. Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam khoảng từ 50 đến 55 tuổi.
Trước khi chính thức mãn kinh, cơ thể phụ nữ có những thay đổi thể chất, tâm sinh lý do sụt giảm nội tiết tố. Khoảng thời gian trước khi mãn kinh là tiền mãn kinh. Độ tuổi bắt đầu tiền mãn kinh thường từ 40-45 tuổi. Trong khoảng thời gian tiền mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ bắt đầu dao động và giảm dần việc sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Điều này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ trở nên không đều. Kinh nguyệt có lúc đến sớm hơn, hoặc cũng có thể muộn hơn; dòng chảy kinh nguyệt có lúc nặng lúc nhẹ; thậm chí phụ nữ có thể tắt kinh trong vài tháng và sau đó có kinh nguyệt trở lại.
Việc tắt kinh trong nhiều tháng trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể khiến nhiều phụ nữ lầm tưởng mình đã mãn kinh. Do đó, điều quan trọng bạn cần phân biệt giữa giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Mãn kinh là thời điểm được xác định khi người phụ nữ đã dừng kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục kể từ lần có kinh cuối cùng.
Nếu bạn đã thực sự đến tuổi mãn kinh nhưng bị ra máu bất thường, điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe phụ khoa tiềm ẩn.
Mãn kinh ra máu là bệnh gì?
Nhiều phụ nữ bị ra máu sau mãn kinh có thể không có các triệu chứng khác, nhưng đôi khi cũng có trường hợp có các triệu chứng đi kèm. Điều này có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu.
Thông thường, các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm bắt đầu giảm sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, có những triệu chứng có thể tiếp tục sau mãn kinh, như:
- Khô âm đạo
- Giảm ham muốn tình dục
- Mất ngủ
- Tăng nhiễm trùng đường tiết niệu
Những triệu chứng này có thể cải thiện bằng lối sống lành mạnh, liệu pháp estrogen hoặc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tiền mãn kinh…
Tuy nhiên, ra máu sau mãn kinh không phải là triệu chứng thông thường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vậy mãn kinh ra máu là bệnh gì? Mãn kinh ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nguy hiểm hơn là ung thư cổ tử cung. Nếu bạn đã mãn kinh và bị ra máu bất thường, bất kể nguyên nhân tiềm ẩn là gì, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa phụ sản để kiểm tra
Nguyên nhân của chảy máu sau mãn kinh
Có rất nhiều lý do có thể gây ra chảy máu sau mãn kinh, có thể là do bạn đang điều trị liệu pháp hormone, nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc, và cũng có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu sau mãn kinh là:
Teo nội mạc tử cung: Sau mãn kinh, các mô lót tử cung có thể trở nên mỏng hơn. Khi lớp niêm mạc mỏng đi, hiện tượng ra máu có thể xảy ra.
Tăng sản nội mạc tử cung: Đôi khi niêm mạc tử cung trở nên dày hơn do lượng estrogen của cơ thể phụ nữ quá nhiều, trong khi progesterone quá ít. Điều này được coi là dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Polyp: Những khối u thường không phải ung thư này có thể phát triển trong niêm mạc tử cung.
U xơ: Những khối u này phát triển trong mô cơ tử cung thường gây chảy máu bất thường.
Ung thư: Mãn kinh ra máu là một triệu chứng phổ biến của ung thư nội mạc tử cung, nhưng nó cũng có thể do ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ.
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra máu sau mãn kinh, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và yêu cầu một số xét nghiệm như:
Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy một mẫu nhỏ tế bào ở niêm mạc gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Siêu âm âm đạo: Siêu âm kiểm tra các cơ quan vùng chậu để tìm kiếm có điều gì bất thường không.
Nội soi tử cung: Ống soi tử cung được đưa vào âm đạo và qua cổ tử cung để kiểm tra tử cung.
Điều trị chảy máu sau mãn kinh như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra máu sau mãn kinh, lượng máu nhiều hay ít và có các triệu chứng nào khác hay không. Trong một số trường hợp bác sĩ cảm thấy không nghiêm trọng, bạn có thể không cần điều trị. Nếu mãn kinh ra máu là do các tình trạng khác đã loại trừ ung thư, điều trị có thể bao gồm:
Kem bôi estrogen
Nếu hiện tượng ra máu sau mãn kinh là do mô âm đạo bị mỏng và teo, bác sĩ có thể kê đơn kem bôi estrogen tại chỗ.
Cắt bỏ polyp
Nếu chảy máu do polyp gây ra, phẫu thuật cắt bỏ polyp có thể khắc phục vấn đề.
Progestin
Nếu mô nội mạc tử cung của bạn phát triển quá mức, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị liệu pháp thay thế hormone Progestin. Liệu pháp này có thể làm giảm sự phát triển quá mức của mô và giảm chảy máu.
Cắt bỏ tử cung
Nếu nguyên nhân gây ra máu bất thường sau mãn kinh là do u xơ, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung. Các thủ tục có thể được tiến hành qua nội soi hoặc phẫu thuật bụng thông thường.
Nếu ra máu sau mãn kinh là do ung thư, việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư tiến triển. Các phương pháp điều trị phổ biến của ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Mãn kinh ra máu bất thường có thể là lành tính hoặc cũng có thể là kết quả của một tình trạng nghiêm trọng hơn, như ung thư. Mặc dù không thể ngăn chặn hiện tượng chảy máu bất thường sau mãn kinh nhưng bạn có thể nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp y tế để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, bất kể nguyên nhân là gì.
Trong trường hợp rủi ro bị ung thư, khi được chẩn đoán sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Điều quan trọng hơn hết, để giảm thiểu nguy cơ ra máu bất thường sau mãn kinh, bạn nên tìm hiểu và giảm các yếu tố nguy cơ gây chảy máu và thực hiện lối sống lành mạnh, lựa chọn dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Nếu có bất kỳ quan tâm nào về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, bạn có thể liên hệ cho dược sĩ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất: Avanta Pharma 0938 462 406; 028 2253 9066
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com