Trang chủ > Bệnh khác

Nguyên Nhân Sức Đề Kháng Yếu Là Gì? Cải Thiện Như Thế Nào?

Sức đề kháng của bạn là một mạng lưới phòng thủ thú vị kết nối với nhau, bảo vệ bạn khỏi hàng triệu vi khuẩn có hại, kể cả virus, độc tố và ký sinh trùng. Nếu những ‘’kẻ lạ mặt’’ xâm nhập vào bên trong cơ thể, sức đề kháng sẽ huy động các tuyến phòng thủ ở khắp nơi như các cơ quan, máu, cơ bắp hoặc xương để ‘’nhận diện’’ và ‘’tiêu diệt’’. Lực lượng cảnh sát nội bộ này vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, nhưng đôi khi trong một số trường hợp, sự nhiệt tình này sẽ chống lại cơ thể bạn và gây ra phản ứng dị ứng, tồi tệ hơn là rối loạn hệ miễn dịch. Và có lúc, sức đề kháng trở nên suy yếu, thất bại và không còn hiệu quả bảo vệ nữa. Vậy nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì? Điều gì khiến hệ miễn dịch của bạn lúc hoạt động mạnh mẽ, lúc trở nên suy yếu?

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các nguyên nhân, triệu chứng của một hệ thống miễn dịch yếu và cung cấp một số cách mà mọi người có thể thực hiện để cải thiện đời sống khỏe mạnh.

Nguyên nhân sức đề kháng yếu

Nhiều Nguyên Nhân Gây Suy Giảm Sức Đề Kháng

Hệ thống miễn dịch, còn gọi là sức đề kháng, là hệ thống quan trọng nhất của cơ thể khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh tật. Tất cả chúng ta được sinh ra với các cấp độ khác nhau của hệ thống miễn dịch. Một số người có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn những người khác. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân có thể làm suy yếu một sức đề kháng đủ mạnh.

Sức đề kháng có thể bị suy yếu bởi các tác động bên ngoài khác nhau.

1. Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng

Tiêu thụ nhiều thực phẩm nhiều đường tinh chế, thực phẩm chế biến có chứa phụ gia hóa học và chất bảo quản… Có thể làm suy yếu hệ sức đề kháng và khiến bạn dễ mắc các bệnh mãn tính.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hoa Kỳ cho thấy, khả năng tiêu diệt vi khuẩn bạch cầu bị cản trở đáng kể đến 5 giờ sau khi ăn 100 gam đường (tương đương với 3 lon nước ngọt có gas).

2. Căng thẳng

Căng thẳng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch của bạn. Thường xuyên căng thẳng và diễn ra trong một thời gian dài làm tăng mức cortisol của cơ thể, từ đó làm giảm sản xuất ‘’Prostaglandin’’- nội tiết tố hỗ trợ chức năng miễn dịch, làm giãn mạch máu, ức chế máu đông và chống viêm.

Căng thẳng mãn tính cũng có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh và cúm, cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác.

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm sức đề kháng
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm sức đề kháng

3. Uống rượu quá mức

Rượu cũng như đường, tiêu thụ quá mức có thể làm giảm khả năng của các tế bào bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Trong thời gian ngắn hạn, uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng số lần cảm lạnh mà bạn sẽ trải qua hơn. Và về lâu dài, rượu có thể cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch, làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm và nguy hiểm hơn là ung thư.

4. Thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân sức đề kháng yếu đi. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, hệ thống miễn dịch sẽ không có cơ hội để xây dựng lại. Ngoài ra, giấc ngủ kém chất lượng cũng có liên quan đến việc giảm số lượng tế bào T, bạch cầu giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

5. Thiếu tập thể dục

Khi bạn tập thể dục điều độ, lưu lượng máu tăng lên thúc đẩy quá trình thải chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể vận động, máu thúc đẩy lưu thông các kháng thể và tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng.

6. Thuốc

Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn là độc tố chính mà nhiều người đưa vào cơ thể. Sử dụng quá nhiều kháng sinh và thuốc chống cảm lạnh, sốt làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

Nguyên nhân sức đề kháng yếu
Uống thuốc không kê đơn nhiều tích tụ độc tố trong cơ thể, gây hại lên hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số người dùng kháng sinh đã làm giảm nồng độ cytokine – chất truyền tin nội tiết tố của hệ thống miễn dịch. Điều này hết sức nghiêm trọng vì bạn có nhiều khả năng phát triển vi khuẩn kháng thuốc hoặc bị bệnh trong tương lai vì hệ thống miễn dịch của bạn bị ức chế.

7. Vệ sinh không đúng cách

Thói quen sinh hoạt, vệ sinh hằng ngày không đúng cách khiến cơ thể bạn tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, vi trùng hơn, đây là nguyên nhân sức đề kháng yếu phổ biến

8. Tiếp xúc với bức xạ

Tiếp xúc với môi trường độc hại, phơi nhiễm hóa chất, tia cực tím và bức xạ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ miễn dịch.

9. Hút thuốc

Thuốc lá chứa hơn 4.000 hóa chất, tất cả đều cực kỳ độc hại cho cơ thể. Càng nhiều lượng độc tố trong cơ thể, sức đề kháng của bạn càng suy yếu.

Ngay cả tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Các chất từ khói thuốc có thể kích hoạt cơn hen suyễn và làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bị dị ứng.

Dấu Hiệu Cho Thấy Sức Đề Kháng Kém

Hệ tiêu hóa kém

Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón, đó có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại. Nghiên cứu cho thấy, gần 70% hệ thống miễn dịch của bạn nằm trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi sống ở đó bảo vệ ruột của bạn khỏi bị nhiễm trùng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Bạn thường xuyên bị cảm lạnh

Đối với người lớn, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi… là điều bình thường qua vài hơn cảm lạnh mỗi năm. Hầu hết mọi người đều hồi phục sau 7-10 ngày.  Nhưng nếu bạn liên tục bị cảm lạnh hoặc cảm lạnh kéo dài hơn so với bình thường thì đó là một dấu hiệu của hệ miễn dịch bị suy yếu.

Nguyên nhân sức đề kháng yếu
Thường xuyên cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng… là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch có vấn đề

Vết thương chậm lành

Cơ thể của bạn hoạt động để bảo vệ vết thương bằng cách gửi máu giàu chất dinh dưỡng đến vết thương để giúp tái tạo làn da mới. Quá trình chữa bệnh này phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng nếu sức đề kháng của bạn yếu, vết thương của bạn nán lại và mất nhiều thời gian để chữa lành.

Bạn thường xuyên bị nhiễm trùng

Nếu bạn thường xuyên chiến đấu với nhiễm trùng thường xuyên, hệ thống miễn dịch của bạn có thể đang gửi cho bạn những cảnh báo. Những dấu hiệu bao gồm:

  • Bị nhiễm trùng tai hơn 4 lần trong năm.
  • Bị viêm xoang mãn tính hoặc hơn 3 đợt viêm xoang trong năm.
  • Phát triển bệnh viêm phổi 2 lần trong năm.

Thường xuyên mệt mỏi

Nếu bạn ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn bị kiệt sức, thì bạn nên cân nhắc sức đề kháng có thể có vấn đề nào đó. Đó là vì cơ thể bạn đang cố gắng tiết kiệm năng lượng để cung cấp năng lượng cho hệ thống miễn dịch chống lại mầm bệnh, vi trùng nào đó.

Làm Thế Nào Để Tăng Cường Sức Đề Kháng?

Những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể thực hiện một số bước để tối đa hóa cơ hội sống khỏe mạnh và tránh nhiễm trùng như:

Giữ vệ sinh tốt

Một trong những cách dễ nhất để một người có sức đề kháng yếu có thể khỏe mạnh là thực hành vệ sinh tốt, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch cồn sát khuẩn. Ngoài ra giữ vệ sinh các đồ dùng hay tiếp xúc như điện thoại, máy tính, tay nắm cửa…

Nguyên nhân sức đề kháng yếu
Rủa tay thường xuyên và đúng cách là phương pháp phòng chống vi khuẩn, virus cơ bản bạn cần áp dụng mỗi ngày

Rửa tay đúng cách làm giảm đáng kể bệnh tật và các bệnh tiêu chảy truyền nhiễm ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Theo Bộ Y Tế khuyến cáo, bạn cần rửa tay trong các trường hợp sau:

  • Trước khi ăn
  • Sau khi ho, hắt hơi
  • Trước và sau khi vệ sinh các vết cắt, vết thương hở da
  • Sau khi tiếp xúc với người không khỏe
  • Sau khi chạm vào rác
  • Sau khi chạm vào động vật hoặc thức ăn, chất thải động vật.

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh

Những người có hệ thống miễn dịch yếu nên hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác. Virus và các bệnh truyền nhiễm khác có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần gũi. Chúng cũng có thể lan truyền trong những giọt nước thoát ra ngoài không khí khi ho hoặc hắt hơi.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được những người bị bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có sức đề kháng yếu nên tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như ôm hoặc hôn, với người không khỏe cho đến khi bệnh tật thuyên giảm.

Quản lý căng thẳng

Những người có hệ thống miễn dịch yếu nên thực hiện các bài tập để kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga, massage…

Ngủ đủ giấc

Người lớn nên ngủ đến ít nhất 7 giờ ngủ mỗi ngày. Duy trì giấc ngủ sâu, chất lượng cũng cải thiện đáng kể sức đề kháng.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe của một người. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, các bác sĩ thường khuyến nghị một chế độ ăn nhiều rau và trái cây, sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

Tất nhiên tốt nhất là nên thu nạp các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm nếu có thể. Nhưng đối với một số người đang điều trị bệnh, nhất là ung thư thì việc ăn uống có thể sẽ gặp khó khăn, các chất bổ sung trong viên uống tăng cường đề kháng có thể giúp miễn dịch. Viên uống tăng cường sức đề kháng như FUCOISYN (Premium Fucoidan), có sẵn để mua trong các nhà thuốc, bệnh viện hoặc mua trực tuyến.

Hệ thống miễn dịch là một hệ thống phức tạp của các tế bào máu và các cơ quan, bảo vệ cơ thể khỏi các vi trùng có hại có thể gây bệnh. Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị nhiễm trùng, cảm lạnh… có thể sức đề kháng đang suy yếu. Biết được nguyên nhân sức đề kháng yếu  là do đâu cũng là cách để bạn tìm ra giải pháp cải thiện sức khỏe tại nhà, tối đa hóa chức năng miễn dịch.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan