Trang chủ > Bệnh phụ khoa
Phụ nữ chú ý những nguy cơ gây bệnh sau khi mãn kinh
Dừng hẳn kinh nguyệt không phải là triệu chứng duy nhất thay đổi sau khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh. Mức độ hormone estrogen cao giúp duy trì kinh nguyệt và điều hòa các chức năng khác của cơ thể. Nếu không có tác dụng bảo vệ của estrogen, phụ nữ phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe, đặc biệt nguy cơ mắc các bệnh sau khi mãn kinh là rất lớn.
Khi nào bạn mãn kinh?
Mãn kinh là quá trình chuyển biến sinh lý tự nhiên, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ. Mãn kinh được chẩn đoán khi phụ nữ đã dừng hẳn kinh nguyệt hơn một năm. Phụ nữ thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 50 đến 55 tuổi.
Một số phụ nữ có thể mãn kinh sớm hơn ở độ tuổi 40 vì một số lý do như điều trị bệnh, phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc cắt bỏ buồng trứng. Những phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi được gọi là mãn kinh sớm.
Trước đó, phụ nữ có thể dừng kinh nguyệt ở một vài tháng hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh chứ không phải mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể tăng giảm thất thường, nhưng khi phụ nữ đã mãn kinh, hormone này giảm xuống mức thấp và duy trì ở mức thấp đó.
Những rủi ro sức khỏe của phụ nữ sau mãn kinh
Sau mãn kinh, mức độ estrogen trong cơ thể giảm xuống mức thấp, những phụ nữ khỏe mạnh phải đối mặt với sự gia tăng các vấn đề sức khỏe hoặc mắc bệnh sau khi mãn kinh. Ngoài việc giảm mức độ estrogen, những thay đổi khác do lão hóa cũng xảy ra trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe phụ nữ. Chẳng hạn như bệnh huyết áp, cholesterol LDL (“xấu”) và chất béo trung tính trong máu có xu hướng tăng lên sau khi mãn kinh.
Mặc dù mỗi phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bệnh sau khi mãn kinh khác nhau dựa trên di truyền và nhiều yếu tố khác, nhưng điều quan trọng là phải hết sức cảnh giác với bốn vấn đề sức khỏe sau:
Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Đa số phụ nữ thường nghĩ ung thư vú là mối lo ngại hàng đầu, nhưng mối nguy hiểm lớn nhất cần chú ý sau khi mãn kinh thực sự là bệnh tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ đau tim ở phụ nữ bắt đầu gia tăng khoảng 10 năm sau mãn kinh và khoảng một phần ba phụ nữ phát triển bệnh tim mạch sau thời kỳ này.
Lý do chính là estrogen giúp giữ cho các mạch máu lưu thông linh hoạt, chúng co lại và mở rộng để thích ứng với lưu lượng máu. Sau mãn kinh, lượng estrogen giảm đi, lợi ích này cũng biến mất. Do đó, cùng với những thay đổi khác, phụ nữ có thể gặp một số vấn đề như cao huyết áp, dày thành động mạch, dễ tổn thương tim.
Làm thế nào để giảm nguy cơ tim mạch?
Để giảm nguy cơ bệnh tim sau khi mãn kinh, bạn cần tuân theo lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, ít thịt đỏ và đường, rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn. Giữ cân nặng ở mức lý tưởng cũng là cách để bảo vệ sức khỏe tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.
Nguy cơ bệnh loãng xương sau khi mãn kinh
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 5 lần nam giới. Loãng xương là một căn bệnh mà xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy hơn.
Trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi nội tiết tố estrogen, nhưng vào những năm tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh quá trình mất xương diễn ra nhanh chóng. Phụ nữ sẽ không nhận thấy rằng xương của mình đang dần yếu đi, vì loãng xương có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm trước đó. Gãy xương có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh loãng xương.
Nếu bạn đã mãn kinh và đã mắc một số bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, tiền sử bị gãy xương hông, hoặc chỉ số cơ thể BMI thấp, nguy cơ bệnh loãng xương sau mãn kinh của bạn gia tăng.
Làm thế nào để tăng cường sức khỏe xương?
Để giữ cho xương của bạn chắc khỏe, hãy rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt tăng cường các bài tập chịu trọng lượng như chạy bộ, đạp xe. Tuyệt đối không hút thuốc lá. Và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm thực phẩm giàu canxi (rau lá sẫm màu, sữa, cá hồi và cá mòi đóng hộp) và vitamin D (nước cam, ngũ cốc và sữa, hoặc phơi nắng 15 phút vào các buổi sáng sớm trong tuần ).
Tiểu mất kiểm soát sau mãn kinh
Tình trạng khó kiểm soát bàng quang thường bắt đầu ở giai đoạn tiền mãn kinh và tiếp tục trong nhiều năm sau đó. Sau khi mãn kinh, khoảng 16-18% phụ nữ phàn nàn về chứng tiểu không kiểm soát hay còn gọi một cách dân gian là ‘’tiểu són’’, ‘’tiểu rắt’’. Đặc biệt, phụ nữ thường tiểu mất kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc hoạt động thể chất
Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh sau mãn kinh này là do các mô của bàng quang và niệu đạo chứa các thụ thể estrogen và progesterone. Khi lượng hormone giảm xuống sau mãn kinh, các mô sẽ mỏng và yếu dần. Ngoài ra, các cơ xung quanh xương chậu có thể bị mất trương lực do lão hóa, quá trình này được gọi là “giãn xương chậu”.
Làm thế nào để giảm nguy cơ tiểu mất kiểm soát?
Để ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ, bạn hãy thực hiện các bài tập Kegel, làm co và thư giãn các cơ của sàn chậu. Hoặc trao đổi với giáo viên lớp học yoga của bạn về các bài tập giúp thư giãn các cơ sàn chậu để cải thiện chứng tiểu mất kiểm soát. Nếu vấn đề vẫn còn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc tìm một nhà vật lý trị liệu có chuyên môn trong việc điều trị sàn chậu.
Dễ dàng tăng cân sau khi mãn kinh
Trong các nghiên cứu về thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, gần 30% phụ nữ trải qua quá trình mãn kinh đã tăng từ 5% trọng lượng cơ thể trở lên chỉ trong sáu năm. Ngay cả những phụ nữ duy trì cùng một chế độ ăn kiêng và thói quen tập thể dục cũng có thể tăng cân khi ở tuổi trung niên.
Việc tăng cân ở phụ nữ mãn kinh không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, đặc biệt khi phụ nữ tăng trọng lượng mỡ bụng, điều này rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, tăng huyết áp, bệnh tim và một số bệnh ung thư như ung vú, ung thư tử cung.
Làm sao để kiểm soát cân nặng sau mãn kinh?
Cắt giảm lượng calo trong thực đơn hằng ngày là cách quan trọng nhất để chống lại sự gia tăng trọng lượng sau thời kỳ mãn kinh. Các mẹo hữu ích khác để giảm cân nặng ở tuổi trung niên bao gồm: luyện tập thể dục, không ăn vặt thường xuyên, chỉ ăn bữa lớn vào buổi trưa, tập yoga…
Bên cạnh việc đối mặt với 4 căn bệnh sau khi mãn kinh đã nêu trên, phụ nữ còn gặp các vấn đề về giấc ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, rối loạn tâm trạng… Các triệu chứng này có thể kéo dài từ thời kỳ tiền mãn kinh đến mãn kinh và sau mãn kinh. Những triệu chứng khó chịu này có thể cản trở việc ăn uống lành mạnh và giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Hỗ trợ giảm nguy cơ sức khỏe phụ nữ sau mãn kinh bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe ESTRIONA (Menopause)
Bên cạnh việc lưu ý sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn cho sức khỏe dẻo dai, các chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe ESTRIONA (Menopause) để hỗ trợ giảm các triệu chứng gây khó chịu, phòng ngừa các căn bệnh sau khi mãn kinh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
ESTRIONA (Menopause) chứa các thành phần tinh túy từ thiên nhiên, bao gồm: Isoflavones ( phytoestrogen từ đậu chẽ ba hoa đỏ), chiết xuất hạt nho, dầu hạt nho, Astaxanthin, Canxi, Magiê… Sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn tăng cường vẻ đẹp cho làn da:
- Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giảm mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ, lo âu, giảm libido.
- Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện nếp nhăn ở da, dưỡng ẩm da và bảo vệ khỏi tổn thương của tia cực tím.
- Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe xương và tim mạch
ESTRIONA (Menopause) là giải pháp tối ưu dành cho chị em phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Ngoài ra, ESTRIONA (Menopause) còn được dùng cho chị em phụ nữ trong tình trạng giảm nội tiết tố do cắt bỏ buồng trứng, tử cung.
Lưu ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ESTRIONA (MENOPAUSE) không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Sản phẩm không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Avanta Pharma 0938 462 406- 028 2253 9066 để được Dược sĩ chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com