Trang chủ > Bệnh phụ khoa
Phụ nữ mãn kinh rồi có thể có thai không?
Phần lớn người ta thường hiểu rằng, một khi phụ nữ đã ngừng kinh nguyệt hoàn toàn thì họ sẽ không còn khả năng sinh con được nữa. Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi bất thường về thể chất, tâm sinh lý. Và mãn kinh rồi có thể có thai không là một trong những vấn đề khá nhiều chị em quan tâm. Hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về những thông tin xung quanh thời kỳ mãn kinh và những điều cần biết khi sinh con ở độ tuổi mãn kinh.
Mục Lục
Hiểu về thời kỳ mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh của cuộc đời, nhiều phụ nữ thường tự thắc mắc, khi mãn kinh rồi có thể có thai không. Đây là câu hỏi hay và cần được hiểu rõ vì câu trả lời sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của bạn về kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát việc sinh sản.
Thông thường, phụ nữ thường nhầm lẫn giữa hai giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, ngay cả khi bạn bị rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mất kinh trong vài tháng, bạn vẫn có thể mang thai. Sau khi bạn đã dừng kinh nguyệt hơn 1 năm, bạn chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Trong thời kỳ này, buồng trứng đã ngừng hoạt động và không giải phóng trứng, đồng nghĩa với việc bạn không còn khả năng mang thai tự nhiên được nữa.
Phụ nữ mãn kinh rồi có thể có thai không?
Thời kỳ mãn kinh không diễn ra trong một sớm một chiều, mà là cả một hành trình dài với những thay đổi thể chất, tâm sinh lý ở phụ nữ.
Trong những năm sinh sản, cơ thể phụ nữ liên tục sản xuất các hormon estrogen, progesterone, hormone hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Vào giữa chu kỳ hàng tháng của phụ nữ, hormone estrogen và LH, FSH hoạt động cùng nhau, kích thích buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành trong quá trình rụng trứng. Hormone LH sẽ kích thích hoàng thể sản xuất progesterone để hỗ trợ giai đoạn đầu của thai kỳ nếu trứng được thụ tinh.
Trước khi trả lời câu hỏi phụ nữ mãn kinh rồi có thể có thai không, chúng ta cần phân biệt rõ ràng các giai đoạn trong thời kỳ mãn kinh: Tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh.
Thời kỳ tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, xảy ra từ 4-10 năm trước khi mãn kinh. Ở giai đoạn này, buồng trứng của bạn bắt đầu dao động và bắt đầu sản xuất ít estrogen và progesterone hơn. Mức LH và FSH cũng bắt đầu tăng lên khi buồng trứng ngày càng kém phản ứng với chúng.
Khi mức độ hormone suy giảm, bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng điển hình như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Kinh nguyệt lúc này cũng trở nên bất thường, cả về độ dài chu kỳ và tần suất. Buồng trứng của bạn có thể rụng trứng nhưng không đều, thậm chí ngừng rụng trứng trong một vài tháng.
Mặc dù trong thời kỳ tiền mãn kinh, khả năng sinh sản của bạn giảm đáng kể, nhưng bạn vẫn có thể mang thai.
Thời kỳ mãn kinh
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt của bạn có thể dừng lại trong vài tháng sau đó chúng bắt đầu trở lại. Điều này xảy ra nhiều lần khiến bạn dễ hiểu lầm rằng mình đã đến tuổi mãn kinh, nhưng trên thực tế bạn vẫn chưa mãn kinh. Thời điểm mãn kinh được xác định khi bạn đã dừng kinh nguyệt qua 12 tháng kể từ lần có kinh cuối cùng. Hầu hết phụ nữ sẽ mãn kinh ở khoảng tuổi trung bình là 50- 55.
Khi bạn đã đến tuổi mãn kinh, mức estrogen và progesterone giảm ở mức thấp, trong khi mức LH và FSH vẫn cao. Do đó bạn không còn rụng trứng nữa, đồng nghĩa với việc bạn không thể mang thai.
Sau mãn kinh (hậu mãn kinh), nồng độ hormone trong cơ thể bạn luôn ở mức thấp và không bao giờ thích hợp cho quá trình rụng trứng và mang thai.
Như vậy kết luận là gì? Mãn kinh rồi có thể có thai không? Nếu đã chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ sẽ không thể thụ thai tự nhiên được nữa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có con sau khi mãn kinh, điều này hoàn toàn có thể. Khoa học đang đứng về phía bạn thông qua một quá trình được gọi là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thụ tinh trong ống nghiệm sau khi mãn kinh
Theo Thư viện y học quốc gia Hoa Kỳ, IVF về cơ bản là sự kết hợp giữa trứng của phụ nữ với tinh trùng của đàn ông ở bên ngoài cơ thể phụ nữ (chẳng hạn đĩa thí nghiệm).
Sau khi mãn kinh, phụ nữ không còn sản xuất trứng được nữa, nhưng vẫn có hai cách để thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Bạn có thể sử dụng trứng mà bạn đã đông lạnh trước đó hoặc có thể sử dụng trứng của người hiến tặng. Một số liệu pháp hormone cần thiết khác cũng được chuẩn bị cho việc cấy ghép và mang thai.
Việc mang thai IVF cũng giống như tất cả các trường hợp mang thai tự nhiên, đều có rủi ro. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể mà bác sĩ sẽ tư vấn liệu bạn có phù hợp để sử dụng IVF hay không.
Kết luận: Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, bạn vẫn có thể thụ thai tự nhiên. Sau khi mãn kinh, bạn không thể mang thai tự nhiên được nữa, nhưng nếu bạn quyết định muốn tính đến chuyện làm mẹ, không phải là quá muộn cho việc đó. Các bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn phương pháp thụ thai phù hợp nhất đối với bạn.
Những nguy cơ sức khỏe ở phụ nữ lớn tuổi khi mang thai
Mặc dù sau mãn kinh, phụ nữ vẫn có thể thực hiện thiên chức làm mẹ bằng cách ứng dụng thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là cơ hội mang thai khỏe mạnh bằng cách sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản cũng giảm dần theo tuổi tác.
Sau 35 tuổi, phụ nữ có những nguy cơ sức khỏe cao hơn khi mang thai, đặc biệt khi đã mãn kinh, bao gồm:
- Mang đa thai, đặc biệt nếu bạn đã thụ tinh ống nghiệm. Mang đa thai có thể dẫn đến sinh sớm, khó sinh và sinh con nhẹ cân.
- Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Huyết áp cao, cần phải theo dõi cẩn thận và dùng thuốc để ngăn chặn biến chứng.
- Trẻ dị tật bẩm sinh
- Sảy thai hoặc thai lưu
- Cần thiết phải sinh mổ, sinh non hoặc nhẹ con
Bạn càng lớn tuổi, đặc biệt sau mãn kinh, bạn càng có nhiều tình trạng sức khỏe lão hóa, điều này gây phức tạp cho việc mang thai và sinh nở. Các nghiên cứu cho thấy, sau 50 tuổi, những người thụ thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm có nguy cơ sinh non, trọng lượng thai nhi thấp và tử vong thai nhi cao hơn.
Nói tóm lại, sau khi mãn kinh, bạn có thể mang thai thông qua các liệu pháp hormone và thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên điều này không đơn giản vì có thể mang đến những rủi ro khác. Nếu bạn đang cân nhắc việc có con sau mãn kinh, hãy trao đổi kỹ càng với chuyên gia tư vấn về khả năng sinh sản và theo dõi y tế cẩn thận.
Để tìm hiểu thêm về những thông tin hữu ích về thời kỳ mãn kinh, mời bạn theo dõi TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo: healthline.com
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com