Trang chủ > Bệnh phụ khoa

Phụ nữ thường bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi nào?

Mãn kinh là thời kỳ đánh dấu sự kết thúc của quá trình sinh sản ở phụ nữ. Mặc dù hầu như ai cũng biết về thời kỳ mãn kinh, nhưng thực tế có một giai đoạn khác trong thời kỳ này rất quan trọng để phụ nữ nhận biết và hiểu rõ: Giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn chuyển tiếp đến thời kỳ mãn kinh với những thay đổi lớn về thể chất và tinh thần. Vậy phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi nào và có dấu hiệu nhận biết ra sao? Mời các bạn tìm hiểu chi tiết về độ tuổi tiền mãn kinh trong bài viết dưới đây. 

Tiền mãn kinh khác gì với mãn kinh?

Mãn kinh tự nhiên là sự kết thúc kinh nguyệt vĩnh viễn ở phụ nữ mà không phải do bất kỳ loại điều trị y tế nào. Đối với phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên, quá trình này diễn ra dần dần theo thời gian, bao gồm các giai đoạn:

  • Tiền mãn kinh: 

tiền mãn kinh ở độ tuổi nào

Còn gọi là chuyển tiếp mãn kinh, có thể bắt đầu từ 8 đến 10 năm trước khi mãn kinh. Ở giai đoạn này, buồng trứng của phụ nữ dần ít sản xuất estrogen hơn. Trong một đến hai năm cuối thời kỳ tiền mãn kinh, sự sụt giảm estrogen tăng nhanh hơn và nhiều phụ nữ có thể gặp các triệu chứng mãn kinh. Phụ nữ vẫn có kinh nguyệt trong thời gian này, và có thể mang thai.

  • Mãn kinh

Nếu tiền mãn kinh là một khoảng thời gian, thì mãn kinh là thời điểm người phụ nữ không còn kinh nguyệt nữa. Ở giai đoạn này, buồng trứng đã ngừng giải phóng trứng và sản xuất rất ít estrogen. Mãn kinh được chẩn đoán khi một người phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.

  • Hậu mãn kinh

Trong giai đoạn sau mãn kinh, các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm…có thể giảm bớt đối với nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, một số phụ nữ tiếp tục gặp phải các triệu chứng mãn kinh trong nhiều năm sau đó. Do lượng estrogen thấp hơn, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc một số bệnh như loãng xương và tim mạch. 

Phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi nào?  

Tiền mãn kinh ở phụ nữ bắt đầu ở độ tuổi nào?

Tiền mãn kinh xảy ra trước khi phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Do vậy nhiều người thắc mắc phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi nào. 

Theo thống kê, độ tuổi trung bình tiền mãn kinh thường bắt đầu ở phụ nữ 40 tuổi. Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào cũng bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh ở độ tuổi giống nhau. Một số phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh muộn hơn nhưng cũng có người sớm hơn tuổi 40, gọi là tiền mãn kinh sớm. 

Tiền mãn kinh được đánh dấu bằng sự sụt giảm estrogen, nội tiết tố nữ chính do buồng trứng sản xuất. Mức độ estrogen cũng có thể tăng giảm không thường xuyên hơn mức bình thường. Điều này có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng khác.

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể bạn sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen hơn. Bất kể phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi nào, còn kinh nguyệt là vẫn còn khả năng mang thai. Tiền mãn kinh có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm, thậm chí là cả 10 năm. Khi qua 12 tháng mà không có kinh nguyệt, phụ nữ kết thúc thời kỳ tiền mãn kinh và chính thức bước vào tuổi mãn kinh. 

Nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh là gì?

Estrogen và progesterone là hai hormone chính được sản xuất bởi buồng trứng. Các hormone này kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và các quá trình khác trong cơ thể phụ nữ. Phụ nữ càng lớn tuổi, buồng trứng càng sản xuất ít hormone này hơn, chính vì sự sụt giảm hormone này dẫn đến sự thay đổi trong cơ thể phụ nữ, bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh.

Một số người có thể bước vào thời kỳ tiền mãn kinh ở độ tuổi sớm hơn bình thường nếu:

  • Có tiền sử gia đình bắt đầu tiền mãn kinh sớm
  • Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá
  • Phụ nữ trải qua các đợt điều trị ung thư vùng chậu
  • Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng

Các triệu chứng điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh

Khi nói đến thời kỳ tiền mãn kinh, hầu hết mọi phụ nữ sẽ nghĩ về các triệu chứng hơn bất cứ điều gì khác. Chúng có thể là sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, hoặc những cơn bốc hỏa kéo đến đột ngột, nóng bừng ở khắp mặt và lan tỏa thân, sau cùng là cơn ớn lạnh và đổ mồ hôi… Nhưng, có nhiều thay đổi khác mà phụ nữ có thể gặp phải trong quá trình chuyển đổi này, bao gồm:

  • Dòng chảy kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Khô và mỏng âm đạo khiến đau rát khi giao hợp
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Thay đổi tâm trạng như lo âu, cáu kỉnh, buồn bã, chán nản
  • Trầm cảm

tiền mãn kinh ở độ tuổi nào

Phương pháp điều trị tiền mãn kinh 

Thực tế, các triệu chứng tiền mãn kinh không cần thiết phải điều trị. Một số thay đổi về lối sống, dinh dưỡng có thể giúp chị em phụ nữ kiểm soát được các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị như:

Liệu pháp thay thế hormone 

Liệu pháp thay thế hormone estrogen là phương pháp phổ biến nhất để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh. Liệu pháp này hoạt động bằng cách bổ sung một lượng nhỏ estrogen vào cơ thể giúp giảm các triệu chứng vận mạch, khô âm đạo, chống lão hóa và ngăn ngừa loãng xương.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy liệu pháp thay thế hormone có thể gây huyết áp cao và tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng liệu pháp thay thế hormone, bạn nên trao đổi với bác sĩ để điều trị với liệu lượng thích hợp.

Ngoài ra, một số loại thuốc không kê đơn và thuốc theo toa cũng giúp cải thiện các triệu chứng như:

  • Các loại kem dưỡng âm đạo dạng nước có thể làm giảm bớt tình trạng khô cũng như đau khi giao hợp.
  • Thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện tâm trạng.

Các biện pháp khắc phục triệu chứng tiền mãn kinh tại nhà 

Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng của mình tại nhà:

Cải thiện giấc ngủ, tâm trạng

  • Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tâm trạng, các vấn đề tăng cân và giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhưng đừng tập thể dục trước khi đi ngủ, vì điều này có thể làm tăng chứng mất ngủ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày và lên lịch đi ngủ đúng giờ, đều đặn hằng ngày để đối phó với chứng mất ngủ.
  • Hãy thử thực hiện một số hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như thiền, yoga nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc uống sữa ấm. 

Giảm cơn bốc hỏa

  • Chú ý đến chế độ ăn uống và tránh các loại thức ăn cay, nóng
  • Bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu, bia và thức uống chứa caffeine 
  • Bật quạt hoặc điều hòa nếu môi trường xung quanh ấm, nóng, đặc biệt vào ban đêm
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và khi ngủ nên đắp chăn mỏng
  • Khi cơn bốc hỏa kéo đến, hít thở sâu và chậm có thể giúp rút ngắn thời gian bốc hỏa

Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ESTRIONA (Menopause)

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chị em phụ nữ có thể bổ sung viên uống hỗ trợ giảm triệu chứng tiền mãn kinh ESTRIONA (Menopause) để đạt hiệu quả tốt nhất.

ESTRIONA (Menopause) là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống, được phát triển dựa trên cơ sở khoa học với các thành phần tinh túy từ thiên nhiên:

  • Isoflavones (Phytoestrogen từ đậu chẽ ba hoa đỏ): Hỗ trợ giảm toàn bộ các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh: mất ngủ, bốc hỏa, lo âu, mệt mỏi, khô âm đạo. 
  • Chiết xuất hạt nho và dầu hạt nho: Hỗ trợ chống lão hóa, làm chậm sự xuất hiện nếp nhăn và tăng cường vẻ đẹp làn da.
  • Astaxanthin: Chống oxy hóa mạnh, giữ ẩm da, cải thiện độ đàn hồi và bảo vệ da chống lại tổn thương từ tia cực tím.
  • Canxi và Magie: Canxi hỗ trợ chắc khỏe xương, chống loãng xương. Magie cũng có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như mất ngủ, khô ở các mô, tâm trạng thay đổi thất thường.

tiền mãn kinh ở độ tuổi nào

Hiệu quả ESTRIONA (Menopause) mang lại không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tiền mãn kinh mà còn đồng thời làm chậm quá trình lão hóa. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa các bệnh lão hóa về sau. 

Nói tóm lại, tiền mãn kinh và mãn kinh đều là giai đoạn chuyển tiếp báo hiệu kết thúc những năm sinh sản của bạn. Cho dù bạn bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi nào, trải qua những triệu chứng tiêu cực ra sao, hãy nhớ rằng chắc chắn sẽ có những biện pháp khắc phục. Với tất cả các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị có sẵn, cùng những thay đổi lối sống tại nhà, bạn có thể vượt qua các giai đoạn này một cách thoải mái hơn và tự tin hơn. 



AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan