Trang chủ > Bệnh khác

Tiền mãn kinh bị ra máu có sao không?

Tiền mãn kinh đề cập đến những năm trước mãn kinh, khi buồng trứng dần dần tạo ra ít nội tiết tố estrogen hơn. Trong thời gian này, mức độ estrogen dao động có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh bị ra máu nhiều hoặc ít hơn, chu kỳ kinh nguyệt cũng dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường. Những thay đổi kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kèm cơn đau dữ dội khi hành kinh hoặc tình trạng ra máu kéo dài trong nhiều ngày liền không chấm dứt thì bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích vì sao kinh nguyệt bất thường trong giai đoạn tiền mãn kinh và khi nào thì bạn cần đi khám.   

Hiểu về giai đoạn tiền mãn kinh

Mãn kinh đề cập đến sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thời điểm mãn kinh được xác định khi bạn đã dừng hẳn kinh nguyệt hơn 1 năm.  Khoảng thời gian trước khi bạn chính thức mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh. 

mãn kinh ra máu là bệnh gì

Các triệu chứng tiền mãn kinh xuất hiện trung bình trong 4 năm. Tuy nhiên, đối với một số người, tiền mãn kinh có thể kéo dài từ vài tháng đến 10 năm. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu dao động, giảm dần việc sản xuất các nội tiết tố sinh dục estrogen và progesterone. Chính sự thay đổi này làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bạn có thể nhận thấy tiền mãn kinh bị ra máu bất thường theo nhiều kiểu khác nhau, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí mất kinh trong một vài tháng rồi có lại. 

Ngoài ra, trong những năm cuối tiền mãn kinh, các triệu chứng khác xuất hiện thường xuyên và rõ ràng hơn, bao gồm: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, khô âm đạo, giảm ham muốn, rụng tóc, lão hóa da…

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh (Tiền mãn kinh bị ra máu)

Trải nghiệm thời kỳ tiền mãn kinh của mỗi phụ nữ sẽ khác nhau và những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng không giống nhau. 

Khi sắp đến thời điểm mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể bạn rụng trứng ít thường xuyên hơn. Bởi vì quá trình rụng trứng không diễn ra theo chu kỳ nên cơ thể phụ nữ chỉ sản xuất một lượng nhỏ progesterone. Điều này khiến niêm mạc tử cung tích tụ lâu hơn bình thường, khiến phụ  nữ tiền mãn kinh bị ra máu ít hơn và nặng hơn. 

Do những dao động nội tiết tố này mà bạn có thể nhận thấy những thay đổi sau trong giai đoạn tiền mãn kinh:

  • Lốm đốm giữa các kỳ

Nếu bạn nhận thấy một ít chấm lốm đốm trên quần lót của mình giữa các kỳ kinh, đó có thể là vết máu. Tiền mãn kinh bị ra máu lốm đốm là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố và sự tích tụ của niêm mạc tử cung.

Bạn có thể bị ra máu lốm đốm trước kỳ kinh hoặc sau kỳ kinh nguyệt kết thúc.

  • Tiền mãn kinh bị ra máu nhiều bất thường

Khi mức estrogen cao hơn so với mức progesterone trong cơ thể, niêm mạc tử cung của bạn sẽ hình thành. Điều này khiến bạn bị ra máu nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt khi lớp niêm mạc bị bong ra. Nếu bạn bị vắng kinh nguyệt trong một vài tháng cũng có thể khiến lớp niêm mạc tích tụ, dẫn đến lượng máu ra nhiều hơn. 

Việc kinh nguyệt ra nhiều có thể khiến bạn không thoải mái, gián đoạn giấc ngủ và không thể tiếp tục các công việc của mình. Chảy máu nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng có thể gây mệt mỏi và tăng nguy cơ thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác. 

  •  Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn

Khi mức độ estrogen trong cơ thể thấp, niêm mạc tử cung sẽ mỏng hơn. Do đó trong một vài kỳ kinh nguyệt, bạn có thể ra máu ít hơn và số ngày hành kinh cũng ngắn hơn. Các chu kỳ kinh nguyệt ngắn thường phổ biến hơn ở những năm đầu của thời kỳ tiền mãn kinh.

  •  Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn

Trong những năm cuối giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể trở nên dài hơn và cách xa nhau hơn nhiều. Chu kỳ dài hơn được xác định trên 38 ngày. Điều này liên quan đến chu kỳ rụng trứng và chu kỳ mà bạn không rụng trứng.

  •  Chu kỳ bị bỏ lỡ

Sự dao động các nội tiết tố là nguyên nhân khiến bạn bị trễ chu kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, các chu kỳ kéo dài và cách xa đến nỗi bạn không nhớ lần cuối bạn có kinh là khoảng thời gian nào. Bạn có thể bỏ qua vài chu kỳ sau đó hành kinh trở lại. Sau khi bỏ qua 12 chu kỳ liên tiếp không hành kinh nghĩa là bạn đã đến tuổi mãn kinh.

  • Kinh nguyệt không đều 

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể ra máu ít hoặc nhiều trong ngày hành kinh, các chu kỳ có thể dài hoặc ngắn, có thể bỏ lỡ chu kỳ…Nhìn chung kinh nguyệt rất bất thường mà bạn không thể dự đoán được.

tiền mãn kinh bị ra máu

  • Màu sắc máu thay đổi: Nâu hoặc sẫm

Màu dịch kinh nguyệt bình thường sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi đến nâu sẫm. Càng về cuối kỳ kinh, dịch càng sẫm màu hơn, đó là dấu hiệu của máu cũ ra khỏi cơ thể.

Thời kỳ tiền mãn kinh bạn cũng có thể thấy dịch màu nâu hoặc nâu sẫm vào các chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết có thể loãng, đặc hoặc vón cục.  

  • Thay đổi các triệu chứng kinh nguyệt

Một số người nhận thấy sự tăng hoặc giảm các cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khác như chuột rút, thay đổi tâm trạng… Thời gian giữa các kỳ kinh hàng tháng cũng có thể khác nhau rất nhiều. 

Nhìn chung, đa số phụ nữ trải qua các kỳ kinh nguyệt nhẹ hơn và ít thường xuyên hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh. Theo thời gian, kinh nguyệt càng ít hơn trước  và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn. Sau một năm mà bạn không hành kinh nghĩa là bạn đã bước đến tuổi mãn kinh.

Tuy nhiên, sau mãn kinh mà bạn có hiện tượng ra máu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Một điều nữa cần lưu ý là thời kỳ tiền mãn kinh khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên bất thường nhưng bạn vẫn có khả năng thụ thai. Miễn là còn kinh nguyệt thì bạn vẫn có thể mang thai tự nhiên. Do đó nếu bạn không muốn có con, bạn nên dùng các phương pháp tránh thai khi giao hợp trong thời kỳ này. 

Quản lý sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng kinh nguyệt gây khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể thử:

  • Dùng thuốc giảm đau để kiểm soát đau bụng và các triệu chứng kinh nguyệt khác
  • Tập thể dục để giảm đầy hơi và giảm chuột rút
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga để giảm căng thẳng, thay đổi tâm trạng

Ngoài sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, bạn còn có các triệu chứng khác trong thời kỳ tiền mãn kinh như thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, bốc hỏa, khô âm đạo… Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng này. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng bởi liệu pháp thay thế hormone có thể tăng nguy cơ đột quỵ, cục máu đông, bệnh tim, ung thư tử cung hoặc ung thư vú. Rủi ro phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể, bệnh sử cá nhân và phương pháp điều trị cụ thể được sử dụng. Bác sĩ có thể hỗ trợ tư vấn để lựa chọn phương pháp phù hợp cho bạn. 

Một số chất bổ sung cũng có thể giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, nổi bật như Isoflavones- một phytoestrogen từ đậu chẽ ba hoa đỏ

Isoflavones hoạt động tương tự estrogen nội sinh, do đó giúp cân bằng nội tiết tố và kiểm soát các triệu chứng do sụt giảm nội tiết tố gây ra. 

ESTRIONA (Menopause) là viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Úc, được sản xuất chuyên biệt cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người bị rối loạn nội tiết tố. 

Ngoài thành phần Isoflavones đậu chẽ ba hoa đỏ, sản phẩm còn có sự kết hợp của tinh dầu hạt nho, chiết xuất hạt nho, Astaxanthin, canxi, magie. Do đó bổ sung ESTRIONA (Menopause) có thể giúp bạn cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, khô âm đạo và chống lão hóa, cải thiện nếp nhăn, tăng cường vẻ đẹp làn da. Để hiểu thêm sản phẩm, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY. 

tiền mãn kinh bị ra máu

Các nguyên nhân khác khiến phụ nữ tiền mãn kinh bị ra máu

Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên, bạn nên chú ý nhiều hơn khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt các tình trạng liên quan đến tử cung.

Phụ nữ tiền mãn kinh có thể bị ra máu bất thường vì:

Teo nội mạc tử cung

Mức độ estrogen suy giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có thể khiến mô tử cung mỏng đi, điều này có thể khiến bạn bị chảy máu bất thường. 

Polyp tử cung

Polyp tử cung là những khối u lành tính có thể phát triển bên trong tử cung và cổ tử cung. Polyp không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng, nhưng một số trường hợp phụ nữ nhận thấy họ bị ra máu bất thường sau khi giao hợp.

Tăng sản nội mạc tử cung

Khi cơ thể có quá nhiều estrogen so với progesterone, niêm mạc tử cung sẽ dày lên và gây chảy máu.. Tăng sản nội mạc tử cung có thể điều trị được nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ

Ung thư tử cung

Ung thư tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường tiến triển thành ung thư. Mặc dù hiếm gặp, nhưng chảy máu bất thường là triệu chứng phổ biến của ung thư tử cung. Biểu hiện thường là phụ nữ chảy máu nhiều hoặc chảy máu sau mãn kinh. 

Phụ nữ tiền mãn kinh bị ra máu là triệu chứng bình thường vì lúc này phụ nữ vẫn còn hành kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên bất thường là do sự dao động nội tiết tố trước khi mãn kinh. Nếu bạn bị ra máu nhiều không thể kiểm soát được, kinh nguyệt kéo dài trong nhiều ngày không dứt hoặc có các cơn đau dữ dội, bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa xét nghiệm để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng. 

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan