Trang chủ > Bệnh ung thư

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi xếp hàng thứ 2 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong rất cao do bệnh thường chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, chiếm khoảng 12% trong tổng số các loại ung thư trên toàn thế giới.

Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu triệu chứng của bệnh ung thư phổi là gì để cùng nhận biết, phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị đúng đắn. 

Những triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Nghiên cứu cho thấy, bởi vì có rất ít đầu dây thần kinh trong phổi nên khi khối u phát triển sẽ không gây đau hay khó chịu. Đó là nguyên do vì sao nhiều người bị ung thư phổi mà không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. 

Tuy nhiên, mỗi người sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh ung thư phổi khác nhau, tùy thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối 

  • Đối với ung thư phổi giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và 2), khối u thường nhỏ hơn 5cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết. Lúc này các triệu chứng ít rõ ràng và khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như ho, thở khò khè hoặc khó thở. Một số người thậm chí không có triệu chứng nào. 
  • Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 3 và 4), lúc này khối u đã phát triển lớn hơn 5cm hoặc lan ra ngoài phổi đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa trong cơ thể. Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đáng chú ý hơn. 

Một điều cần quan tâm là, các triệu chứng của bệnh ung thư phổi cũng tương tự như các triệu chứng của bệnh phổi khác. Vì vậy, hãy tìm hiểu những triệu chứng này là gì và nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tìm ra nguyên nhân. 

1. Ho khan

Ho là phản ứng cho phép cơ thể đẩy một luồng khí vào phổi để tống  các chất kích thích ra khỏi cổ họng. Đây là triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng khác, tuy nhiên ho dữ dội, dai dẳng và liên tục nặng hơn có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Đặc biệt nếu ho ra chất nhầy hoặc ho ra máu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần. 

2. Khó thở 

Khi các khối u lớn và lây lan rộng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp chính cũng như tích tụ chất lỏng xung quanh phổi ( được gọi là tràn dịch màng phổi). Các biến chứng này có thể dẫn đến đau thắt ngực và khó thở- các triệu chứng phổ biến của ung thư phổi. Nếu có bất kỳ cơn khó thở nào ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn, hãy đến bệnh viện để thăm khám. 

3. Thở khò khè

Thở khò khè là âm thanh của hơi thở phát ra như tiếng rít khi chúng ta hít vào hoặc thở ra do các đường dẫn khí bị hạn chế. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, nhưng cũng có thể là kết quả do khối u ung thư phổi gây nên. Đặc biệt nếu thở khò khè kết hợp với các triệu chứng như khó thở, đau thắt ngực thì nên đi thăm khám lập tức. 

4.Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói

Khi ung thư phát triển, chúng sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh quản, cụ thể là dây thanh âm. Điều này gây ra sự thay đổi ở giọng nói hoặc khàn giọng. 

Khàn giọng là triệu chứng của nhiều bệnh lý như viêm thanh quản, bệnh cảm thông thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài từ 2 tuần trở lên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. 

5. Cơ thể mệt mỏi liên tục

Khi mắc ung thư phổi, cơ thể phải làm việc liên tục để chống lại sự tấn công của tế bào ác tính. Điều này có thể làm tiêu hao năng lượng và khiến cơ thể cực kỳ mệt mỏi, uể oải. 

6. Sốt

Sốt là triệu chứng báo hiệu cho chúng ta biết có điều gì đó bất thường đang xảy ra trong cơ thể. Đây là phản ứng của cơ thể giúp giảm thiểu sự mất nhiệt và chống lại nhiễm trùng. Bạn nên đến bác sĩ nếu tình trạng sốt quá cao hoặc sốt liên tục nhiều ngày không khỏi

7. Sưng (phù nề)

Khi các mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ thể bị tổn thương hoặc chịu áp lực của khối u phổi, chúng sẽ gây rò rỉ chất lỏng. Lúc này, thận phản ứng bằng cách giữ lại nước và muối để bù đắp cho sự thiếu hụt. Ngoài ra, ung thư còn chặn hoặc làm hỏng các hạch bạch huyết, ngăn chúng thực hiện công việc của mình. Điều này có thể dẫn đến sưng (phù nề) ở cổ, mặt và cánh tay.

Ngoài ra, ung thư phổi còn có các dấu hiệu khác như:

  • Đau ở vai hoặc ở lưng
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nhiễm trùng phổi thường xuyên hoặc viêm phổi, viêm phế quản liên tục tái phát. 

Khi ung thư đã lan rộng và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, các triệu chứng khác nhau sẽ xảy ra tùy vào vị trí mà chúng di căn. Đôi khi ung thư cũng có thể tấn công các dây thần kinh, gây ra các hội chứng bệnh nghiêm trọng.

+ Ung thư phổi di căn não có thể gây đau đầu, chóng mặt, co giật, suy giảm trí nhớ

+ Ung thư phổi di căn gan có thể gây vàng da, vàng mắt, sưng ở bụng, tích tụ chất lỏng trong bụng (cổ trướng)

+ Ung thư phổi di căn xương có thể gây đau xương khớp, yếu và tê tay chân. 

Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi

Hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên khi tiếp xúc với một số chất khác trong môi trường, chẳng hạn như:

  • Hít khói thuốc lá thụ động
  • Khí radon bên trong các tòa nhà
  • Các chất gây ung thư như amiăng, asen, niken

Ngoài ra, nếu một người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi (cha, mẹ, anh chị em ruột, con cái), nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng đáng kể, ngay cả khi người đó không hút thuốc lá. 

Một người có tiền sử từng xạ trị ở vùng ngực sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao. Điều này đúng cho cả trường hợp người đã từng xạ trị ung thư phổi, nguy cơ tái phát sẽ rất cao. 

Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào? 

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư phổi, họ sẽ đề nghị sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán sau:

Sinh thiết

Lấy một mẫu mô nhỏ từ phổi của người bệnh để xét nghiệm các tế bào ung thư. Mẫu sinh thiết cũng có thể được lấy từ các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác mà ung thư đã di căn, chẳng hạn như gan.

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang hoặc chụp CT để kiểm tra các nốt bất thường hay những tổn thương trong phổi. 

Xét nghiệm tế bào đờm

Nếu người bệnh bị ho và tiết ra đờm, bác sĩ sẽ kiểm tra đờm dưới kính hiển vi để có thể phát hiện ra sự hiện diện của tế bào ung thư phổi.

Nội soi phế quản

Sử dụng dụng cụ có camera và ánh sáng đưa từ cổ họng xuống phổi để kiểm tra bên trong phổi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không, và thu thập các tế bào để kiểm tra bằng kính hiển vi. 

Việt xét nghiệm và phân tích các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm sẽ giúp bác sĩ biết được bệnh nhân mắc loại ung thư nào. Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra các đặc điểm cụ thể của tế bào như vị trí, kích thước, mức độ lây lan… Từ đó, các bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, xác định tiên lượng và hướng điều trị. 

Có thể ngăn ngừa ung thư phổi  không?

Hút thuốc là yếu tố chính gây ung thư phổi, chiếm 80% tổng các ca tử vong do ung thư phổi gây nên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mắc ung thư phổi không liên quan đến thuốc lá mà các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. 

Do đó, bên cạnh việc nâng cao hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư phổi như thế nào, mỗi chúng ta cần thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư phổi: 

  • Tầm soát ung thư phổi theo định kỳ từ 6 tháng- 1 năm, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Nói không với thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư.
  • Rèn luyện thể chất, tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe tối ưu
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. 
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, chứa chất ức chế ung thư như selen, flavonoid, fucoidan…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan)- tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư hàng đầu Việt Nam

Hiện nay FUCOISYN (Premium Fucoidan) được giới chuyên môn và người tiêu dùng đánh giá cao về tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, nhờ vào nguồn chất Fucoidan Úc cao cấp. 

Nguồn chất Fucoidan được chọn lọc từ 3 loại tảo nâu chất lượng cao Mozuku, Fucus, Wakame, tinh chế theo kỹ thuật đặc biệt, loại bỏ tạp chất để cho ra hàm lượng Fucoidan tinh khiết nhất. 

Với hàm lượng Fucoidan chuẩn lên đến 300mg/viên, kết hợp với nguồn vi khoáng thiết yếu: Vitamin C, B1, B6, Kẽm, Selen, Magiê, FUCOISYN (Premium Fucoidan) tối ưu tác dụng:

  • Hoạt hóa hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp bệnh nhân chống lại bệnh ung thư.
  • Hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư, ức chế tăng sinh tế bào, ngăn hình thành mạch mới, hạn chế di căn
  • Hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, hạn chế lão hóa
  • Hỗ trợ giảm mệt mỏi, giảm tác dụng phụ liệu pháp hóa, xạ trị
  • Hỗ trợ bảo vệ gan và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đặc biệt, đối với người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ tiền mãn kinh, người có hệ miễn dịch suy giảm… đang trong điều kiện sức khỏe không tốt, việc bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng là điều không dễ dàng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích việc bổ thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan) mỗi ngày là điều cần thiết để đảm bảo cơ thể được bồi bổ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật và ung thư.

Hiện tại FUCOISYN (Premium Fucoidan) đã có mặt tại các nhà thuốc, bệnh viện toàn quốc. Liên hệ Hotline Avanta Pharma 0938 462 406 để được Bác sĩ, Dược sĩ chuyên gia tư vấn!

Để tìm hiểu thêm về các loại ung thư và phương pháp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, bạn có thể theo dõi các bài viết của chúng tôi tại website www.avantapharma.com

 

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan