Trang chủ > Bệnh ung thư

Bạn Biết Gì Về Ung Thư Dạ Dày?

Theo số liệu thống kê của Tổ chức y Tế Thế giới WHO năm 2018, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 3 (sau ung thư gan và ung thư phổi) tại Việt Nam với hơn 15.000 ca tử vong mỗi năm.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày xảy ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào ung thư trong niêm mạc dạ dày. Các tế bào ung thư này tăng sinh một cách không kiểm soát và xâm lấn các tế bào xung quanh qua hệ thống bạch huyết.

Ung thư dạ dày- Triệu chứng, nguyên nhân, phòng ngừa

Mặc dù so với các loại ung thư khác, ung thư dạ dày ít có khả năng xảy ra hơn nhưng loại ung thư này rất khó chẩn đoán vì hầu như người mắc bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn sớm. Vì điều này mà thường bệnh không được chẩn đoán, dẫn đến bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, ung thư di căn và lây lan sang các bộ phận khác khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Có thể ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày hiệu quả nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nhưng điều quan trọng vẫn là phải có kiến thức cần thiết để đánh bại căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Dạ dày cùng với thực quản chỉ là một phần của hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn và di chuyển các chất dinh dưỡng đến các phần còn lại của cơ quan tiêu hóa như ruột non, ruột già. Ung thư xảy ra khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh thuộc hệ thống tiêu hóa phát triển và tăng sinh ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u. Quá trình này xảy ra chậm và ung thư có xu hướng phát triển trong nhiều năm.

Ung thư dạ dày xảy ra khi khối u phát triển và lây lan sang các tế bào xung quanh
Ung thư xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển quá mức ở dạ dày và lây lan sang các tế bào xung quanh

Những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng sự nguy cơ ung thư:

  • Nhiễm khuẩn H. pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến, dẫn đến loét dạ dày).
  • Ung thư hạch (một nhóm bệnh ung thư máu)
  • Sự phát triển bất thường của các mô hình thành trên niêm mạc dạ dày)
  • Có khối u ở các bộ phận khác thuộc hệ thống tiêu hóa.

Ai dễ mắc bệnh ung thư dạ dày?

  • Người lớn tuổi, thường từ 50 tuổi trở lên
  • Đàn ông có nguy cơ mắc dạ dày cao hơn phụ nữ
  • Người hút nhiều thuốc lá
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư

Một số yếu tố lối sống cũng đóng vai trò tăng khả năng mắc bệnh ung thư như:

  • Ăn nhiều thức ăn mặn hoặc đồ đã qua chế biến
  • Ăn nhiều thức ăn nhanh (fastfood) hoặc nấu ăn không đúng cách
  • Ăn quá nhiều thịt
  • Người từng uống rất nhiều rượu
  • Không tập thể dục
Ung thư dạ dày- Triệu chứng, nguyên nhân, phòng ngừa
Ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn đã qua chế biến làm tăng nguy cơ gây ung thư

Triệu chứng ung thư dạ dày

Một điều đáng tiếc là thường sẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm nào của ung thư dạ dày. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không phát hiện được cho đến khi ung thư tiến triển.

Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư khi tiến triển là:

  • Thường xuyên bị đầy hơi, ợ nóng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chán ăn, ăn nhanh no dẫn đến giảm cân đột ngột
  • Vàng da
  • Mệt mỏi quá mức
  • Đi ngoài có máu trong phân
  • Đau dạ dày dữ dội sau bữa ăn
Ung thư dạ dày- Triệu chứng, nguyên nhân, phòng ngừa
Mệt mỏi, đau dữ dội sau ăn là dấu hiệu tiêu biểu cảnh báo ung thư

Chẩn đoán ung thư

Vì những người mắc ung thư hiếm khi xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu, nên căn bệnh này thường không được chẩn đoán cho đến khi bệnh tiến triển hơn.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất để xem có dấu hiệu bất thường nào không, có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm vi khuẩn H. pylori. Nếu có dấu hiệu đáng ngờ, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện những chẩn đoán đặc biệt để tìm kiếm khối u hoặc các bất thường khác trong dạ dày và thực quản như:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên
  • Chụp X- quang và quét CT, xét nghiệm hình ảnh
  • Sinh thiết

Điều trị ung thư  

Cũng như các loại ung thư khác, ung thư dạ dày được điều trị bằng những liệu pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch.

Kế hoạch và liệu pháp điều trị chính xác sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc và giai đoạn của ung thư, cũng như dựa vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bên cạnh việc điều trị các tế bào ung thư trong dạ dày, mục tiêu của việc điều trị còn là ngăn chặn các tế bào phát triển lây lan sang các cơ quan khác. Khi không được điều trị, khối u dạ dày có thể lây lan sang: gan, phổi, xương, hạch bạch huyết.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày?

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích có hại
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh là cách bảo vệ dạ dày và cơ thể bạn
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh là cách bảo vệ dạ dày và cơ thể bạn

Ngày nay, y học phát triển, các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người bổ sung các hợp chất chống ung thư như Fucoidan có trong một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Fucoidan là hợp chất được tìm thấy trong các loại tảo biển có tác dụng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư tái phát. Kết hợp rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng Fucoidan, không những bạn có thể ngăn ngừa được các bệnh ung thư mà còn tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan