Trang chủ > Bệnh ung thư

Ung thư đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ung thư đại tràng (còn gọi là ung thư ruột kết, ung thư ruột già) là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở lứa tuổi từ 40 đến 50. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 11 triệu người mắc ung thư đại tràng và con số này hiện còn đang tăng nhanh. Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư đại tràng cao gấp hai lần nữ giới. Vậy ung thư đại tràng là gì? Người mắc ung thư đại tràng có biểu hiện như thế nào? Tại sao bạn mắc ung thư đại tràng?…

Avanta Pharma đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Ung thư đại tràng là gì

Ung thư đại tràng là gì?

Đại tràng là gì?

Đại tràng (còn gọi là ruột già, ruột kết) là phần gần cuối nằm trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với ống hậu môn giữ chức năng lưu trữ chất thải trong quá trình tiêu hóa ở ruột non và chuẩn bị đào thải ra cơ thể.

Đại tràng có độ dài thông thường khoảng 1,5m, tuy nhiên tùy theo chiều cao cơ thể mỗi người mà đại tràng có chiều dài thay đổi khác nhau. Đại tràng được chia thành các đoạn như đại tràng ngang, đại tràng lên, đại tràng xuống, đại tràng xính ma và đoạn cuối cùng là hậu môn.

Ung thư đại tràng là gì
Vị trí đại tràng trong cơ thể con người

Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là một loại ung thư bắt đầu từ đại tràng, thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ những khối tế bào nhỏ không ung thư (lành tính) gọi là polyp. Theo thời gian, một số polyp này có thể phát triển thành ung thư.

Polyp nhỏ và ít có triệu chứng, vì vậy thường xuyên kiểm tra sàng lọc thường xuyên giúp mọi người ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách xác định và loại bỏ polyp trước khi chúng phát triển thành ung thư.

Ung thư đại tràng (ruột kết) đôi khi còn được gọi là ung thư đại trực tràng – thuật ngữ kết hợp giữa ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, bắt đầu trong trực tràng.

Ung thư đại tràng trải qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

Khi một ai đó được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng, các bác sĩ sẽ dựa vào kích thước của khối u và độ lan rộng của ung thư để xác định ung thư ở giai đoạn nào, từ đó đưa ra phát đồ điều trị phù hợp.

Ung thư đại tràng trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 0: Còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, ở giai đoạn này, khối u còn nhỏ và chưa phát triển xa hơn lớp bên trong của đại tràng, dễ điều trị.

Giai đoạn 1: Ung thư đã phát triển thành lớp mô tiếp theo nhưng chưa phát triển đến các hạch bạch huyết hoặc chưa lây lan sang bất kỳ cơ quan nào khác.

Giai đoạn 2: Ung thư đã lan các lớp ngoài của đại tràng, nhưng chưa lan ra ngoài đại tràng.

Giai đoạn 3: Ung thư đã phát triển qua các lớp ngoài của đại tràng, phát triển đến 1-3 hạch bạch huyết, tuy nhiên chưa lan ra các cơ quan xa.

Giai đoạn 4: Ung thư đã lan đến các mô khác ngoài thành đại tràng. Khi giai đoạn 4 tiến triển, ung thư đại tràn đã di căn sang các cơ quan xa.

Các giai đoạn phát triển ung thư đại tràng
Các giai đoạn phát triển ung thư đại tràng

Dấu hiệu, triệu chứng của ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi ung thư đã tiến triển, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như:

  • Có sự thay đổi lâu dài trong thói quen đại tiện như tiêu chảy hoặc táo bón hoặc thay đổi tính nhất quán của phân
  • Chảy máu trực tràng hoặc chảy máu trong phân
  • Thường xuyên khó chịu ở bụng, đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, chuột rút
  • Giảm cân không giải thích được
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Mệt mỏi, kiệt sức
Ung thư đại tràng là gì
Ung thư đại tràng gây nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, ợ hơi… kéo dài dai dẳng

Khi các triệu chứng này xuất hiện, chúng có thể sẽ thay đổi tùy theo vị trí và kích thước của ung thư trong ruột già. Nếu ung thư lan đến một vị trí mới trong cơ thể chẳng hạn như gan, các triệu chứng khác sẽ xuất hiện ở khu vực mới.

Điều quan trọng, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng dai dẳng nào, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Hoặc cần đề nghị sàng lọc thường xuyên và sớm hơn nếu có các yếu tố nguy cơ khác chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư.

Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư đại tràng?

Hiện nay giới y khoa vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư.

Thông thường, ung thư ruột kết bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong ruột kết xuất hiện những thay đổi (đột biến) trong DNA của chúng.

Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi DNA của một tế bào bị hư hại và trở thành ung thư, chúng sẽ tiếp tục phân chia các tế bảo mới mất kiểm soát. Khi các tế bào này tích tụ, chúng tạo thành một khối u. Theo thời gian, các tế bào ung thư phát triển để xâm chiếm và phá hủy các mô và cơ quan bình thường gần đó, thậm chí, tế bào ung thư có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể để hình thành ung thư, gọi là di căn.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng?

Người lớn tuổi

Ung thư đại tràng có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn những người mắc ung thư đại tràng thường trên 50.

Tiền sử bệnh

Một người từng có tiền sử bệnh ung thư trực tràng hoặc polyp đại tràng không ung thư có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn trong tương lai.

Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng

Một người có nhiều khả năng phát triển ung thư đại tràng nếu có người thân đã từng mắc bệnh. Nếu nhiều hơn một thành viên trong gia đình bị ung thư đại tràng hoặc trực tràng thì nguy cơ thậm chí còn lớn hơn.

Tình trạng viêm ruột

Các bệnh viêm mãn tính như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Các hội chứng di truyền

Một số đột biến gen được truyền qua các thế hệ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.  Các hội chứng di truyền phổ biến nhất làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng bao gồm ung thư đại trực tràng không do di truyền (hội chứng Lynch), hội chứng polyp u tuyến gia đình (FAD).

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng thường liên quan đến chế độ ăn uống nhiều calo, chất béo và ít chất xơ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Thừa cân và béo phì

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư và tỉ lệ tử vong do ung thư đại tràng cao hơn với với những người có cân nặng bình thường.

Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin có nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích

Uống nhiều rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất độc hại thường tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Xạ trị ung thư

Những người đã từng dùng liệu pháp xạ trị hướng vào bụng để điều trị ung thư trước đó có khả năng tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?

Việc điều trị ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư, giai đoạn ung thư, độ tuổi, tình trạng sức khỏe bệnh nhân và quyết định lựa chọn điều trị của mỗi người.

Không có điều trị duy nhất cho bất kỳ bệnh ung thư nào. Vì vậy, cũng như các loại ung thư khác, các lựa chọn phổ biến để điều trị ung thư đại tràng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Mục đích của các phương pháp điều trị sẽ là loại bỏ ung thư, ngăn chặn sự lây lan của nó và giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.

Phòng ngừa ung thư đại tràng ra sao?

Sàng lọc ung thư đại tràng

Các chuyên gia khuyên rằng, những người có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên xem xét sàng lọc ung thư khi khoảng 50 tuổi. Đặc biệt, những trường hợp có yếu tố rủi ro như tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng thì nên sàng lọc sớm hơn.

Chẩn đoán sớm ung thư đại tràng giúp điều trị dễ dàng, tăng tỉ lệ thành công
Chẩn đoán sớm ung thư đại tràng giúp điều trị dễ dàng, tăng tỉ lệ thành công

Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng bằng cách thay đổi lối sống hằng ngày, bằng cách:

+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học là điều kiện cơ bản để giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Trong đó, trái cây, rau củ quả, hạt, ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều vitamin và khoáng chất khác có thể chống ung thư. Những loại thảo dược hoặc thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa ung thư cũng là lựa chọn tốt để thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày.

+ Hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến, thịt nướng… cũng là một cách hạn chế những rủi ro gây ung thư đại tràng.

Không hút thuốc lá: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc lá, đừng thử. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy tìm cách bỏ thuốc lá. Không chỉ gây tăng nguy cơ ung thư đại tràng, hút thuốc lá còn là nguy cơ gây nhiều bệnh ung thư khác.

Uống rượu điều độ: Nếu bạn có thói quen uống rượu, hãy giới hạn lượng rượu uống mỗi ngày. Phụ nữ tối đa một ly, nam giới tối đa hai ly.

Tập thể dục thường xuyên: Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc nếu bạn không có thói quen tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần đến 30 phút. Hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ và vừa sức.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn có cân nặng lý tưởng, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh của mình bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục hằng ngày. Nếu bạn thừa cân, hãy thực hiện chế độ ăn uống giảm calo và tăng số lượng bài tập mỗi ngày.

Người mắc ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Theo khảo sát của ACS (The American Community Survey), một người mắc ung thư đại tràng có tỷ lệ sống sót khoảng 5 năm.

Nếu ung thư không lan ra ngoài đại tràng hoặc trực tràng, tỷ lệ sống sót của một người thêm 5 năm là 90%.

Nếu ung thư lan đến các mô và hạch bạch huyết gần đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 71%.

Nếu nó lây lan đến các vị trí xa trong cơ thể, tỷ lệ giảm xuống 14%.

Phát hiện và điều trị sớm là những cách hiệu quả nhất để tăng tỉ lệ sống sót và nâng cao hiệu quả điều trị.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan