Trang chủ > Bệnh ung thư
Ung thư phế quản phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Ung thư phế quản phổi hay còn gọi ung thư phổi, là tên gọi chung của bất cứ loại ung thư nào bắt đầu ở phổi. Thuật ngữ ung thư phế quản dùng để mô tả các bệnh ung thư bắt đầu ở phế quản hoặc tiểu phế quản. Tuy nhiên ngày nay, người ta gọi chung tất cả các loại ung thư đường hô hấp là ung thư phế quản phổi.
Mục Lục
Ung thư phế quản phổi là gì?
Ung thư phế quản phổi đề cập đến các loại ung thư phổi nguyên phát, khi tế bào ung thư phát triển bất thường tạo thành khối u trong phổi. Khi khối u tiến triển, nó sẽ phá hủy các mô khỏe mạnh và làm suy giảm chức năng đường hô hấp. Nguy hiểm hơn, khi tế bào ung thư xâm lấn ra ngoài phổi, chúng có thể di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan xa như xương, não, gan…
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 (sau ung thư gan) ở cả nam và nữ. Theo thống kê 2018, mỗi năm tại Việt Nam có đến 20.000 ca mắc mới và khoảng 17.000 ca tử vong do ung thư phổi. Trong đó có hơn 80% ca mắc bệnh ung thư phổi là do thuốc lá và khói thuốc lá gây nên
Các loại ung thư phế quản phổi
Ung thư phế quản phổi được phân loại thành hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm từ 80-85% tổng số ca ung thư. Loại ung thư này được phân thành ba dạng nhỏ hơn: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ nguy hiểm hơn, với tốc độ phát triển và lây lan nhanh hơn, chiếm 10-15% tổng số ca ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường phát triển ở trung tâm của ngực, gần phế quản và có tốc độ lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác của cơ thể. Phần lớn các trường hợp mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là do hút thuốc.
Các triệu chứng của bệnh ung thư phổi nguyên phát?
Ung thư phổi thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì cho đến khi bệnh tiến triển. Khi các triệu chứng xuất hiện, mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là:
- Ho rất nhiều, lâu ngày không khỏi dù đã điều trị
- Những thay đổi trong các cơn ho, chẳng hạn ho nhiều hơn, ho ra máu hoặc chất nhầy có màu đỏ lốm đốm
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Đau thắt ngực, hụt hơi
- Các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi, viêm phế quản tái phát thường xuyên
- Mệt mỏi, đau đầu chán ăn, sụt cân ngoài ý muốn
Điều quan trọng là hầu hết người mắc ung thư phổi thường không có biểu hiện nào ở giai đoạn đầu. Hơn nữa, các triệu chứng của ung thư phổi cũng giống với các bệnh lý ở đường hô hấp, do đó nhiều người nhầm lẫn và chủ quan không đi kiểm tra sức khỏe ở giai đoạn sớm.
Hơn 40% bệnh nhân mắc ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Lúc này tế bào ung thư đã xâm lấn ra ngoài phổi, di căn đến các bộ phận khác gây khó khăn cho việc điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dù nhẹ hay nặng, hãy đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi là gì?
Hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh ung thư phổi. Theo thống kê y tế, hơn 80% ung thư phổi là do hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá (thuốc lá thụ động).
Nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi là tiếp xúc với khí Radon: Đây là loại khí phóng xạ không màu, không mùi và hòa lẫn trong không khí, đất và nước, đặc biệt có nhiều trong các tòa nhà lớn, kể cả trong nhà ở. Vì vậy bản thân người bệnh sẽ không biết mình tiếp xúc với khí radon trừ khi sử dụng thiết bị kiểm tra khí radon.
Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư phế quản phổi bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi
- Tiếp xúc với amiăng
- Tiếp xúc với các hóa chất và khí ô nhiễm khác
Nếu các triệu chứng cho thấy người bệnh có khả năng mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp X-quang ngực, xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm đờm, chất nhầy do phổi tạo ra hoặc sinh thiết.
Điều trị ung thư phế quản phổi như thế nào?
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phế quản phổi, các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của ung thư phổi, cũng như tuổi tác, tiền sử bệnh và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Điều trị thường bao gồm hóa trị, xạ trị, điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu hoặc kết hợp tất cả các lựa chọn này.
Hóa trị liệu: Phương pháp điều trị ung thư phổi thường được sử dụng trước khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư, sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị để nhắm mục tiêu các tế bào ung thư có thể sống sót sau quá trình điều trị.
Xạ trị: Dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Có hai loại xạ trị: xạ trị ngoài và xạ trị trong, tùy theo giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định các loại xạ trị khác nhau.
Liệu pháp miễn dịch: Một số loại thuốc trị liệu miễn dịch có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các liệu pháp khác để điều trị các loại ung thư phổi cụ thể.
Phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ khối u và mô ung thư khỏi phổi được sử dụng để điều trị ung thư phổi trong một số trường hợp nhất định.
Liệu pháp nhắm mục tiêu: Thuốc điều trị nhắm mục tiêu có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nhắm mục tiêu khác, chẳng hạn như hóa trị, xạ trị.
Chăm sóc hỗ trợ giảm tác dụng phụ trong điều trị ung thư
Phương pháp điều trị ung thư phổi có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, khó nuốt, buồn nôn và những thách thức khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các chuyên gia y tế hiểu rằng, điều trị bệnh chỉ là một nửa của trận chiến và việc hỗ trợ sức khỏe là rất quan trọng đối với sự phục hồi của bệnh nhân. Do đó bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể dục thường xuyên và giữ vững tinh thần chiến đấu căn bệnh ung thư quái ác, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan).
FUCOISYN (Premium Fucoidan) được phát triển trên cơ sở khoa học với nguồn chất Fucoidan chọn lọc từ 3 loại tảo nâu Mozuku, Wakame và Fucus, kết hợp với các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Theo khoa học chứng minh, Fucoidan có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và ức chế các tế bào u ác tính; hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư; hỗ trợ giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa xạ trị; hỗ trợ thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng; hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, chống lão hóa, bảo vệ gan.
Do đó bổ sung FUCOISYN (Premium Fucoidan) mỗi ngày rất hữu ích đối với mỗi bệnh nhân ung thư, không chỉ giảm mệt mỏi, nâng cao thể trạng mà còn nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống
Các bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY để biết thêm chi tiết về sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể liên hệ Avanta Pharma (+84) 28 2253 9066 – (+84) 938 462 406 để được tư vấn trực tiếp về sản phẩm.
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com