Trang chủ > Bệnh ung thư

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Phương pháp hỗ trợ ung thư phổi giai đoạn cuối

Nếu một người nào đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn IV), một trong những câu hỏi đầu tiên có thể xuất hiện trong đầu họ là ‘’ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?’’.

Nếu nhìn vào số liệu thống kê về tỷ lệ sống của ung thư phổi giai đoạn muộn, có một thực tế đáng buồn là khả năng sống rất thấp. Bởi vì ở giai đoạn này, ung thư đã di căn đến các cơ quan xa, không thể chữa khỏi dứt điểm được nữa. 

Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ là, ung thư phổi giai đoạn IV không có tiến trình cụ thể và nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của mỗi người. Điều đáng mừng là, những người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn IV đang sống tốt hơn, sống thọ hơn trước nhờ sức mạnh của những nghiên cứu tiến bộ trong y học, kể cả trong điều trị và phương pháp chăm sóc giảm nhẹ. 

1. Các giai đoạn ung thư phổi

Ung thư phổi được chia thành các giai đoạn để phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc phân giai đoạn cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mỗi bệnh nhân

Giai đoạn ung thư phổi được xác định bằng cách sử dụng hệ thống phân loại TNM để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa trên ba điều kiện:

+ (T): kích thước và mức độ của khối u nguyên phát

+ (N): ung thư đã lây sang các hạch bạch huyết gần đó hay không

+ (M): ung thư đã di căn hay chưa. 

Đối với bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, cả 3 tình trạng này sẽ xảy ra. Mức độ di căn của ung thư có thể thay đổi tiên lượng bệnh. Ung thư giai đoạn cuối chia thành 2 giai đoạn phụ như sau:

+ Ung thư phổi giai đoạn IVa, ung thư đã lan rộng trong phổi và- hoặc đã lan ra một khu vực bên ngoài phổi.

+ Ung thư phổi giai đoạn IVb, ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết xa hoặc các cơ quan xa trong cơ thể như não, tuyến thượng thận, xương, gan.

Ung thư phổi giai đoạn IV không thể chữa khỏi. Do đó, các phương pháp điều trị thường tập trung làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Trước khi trả lời cho câu hỏi ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn IV

Sự khác nhau về tỷ lệ sống của ung thư phổi giai đoạn IV cho thấy một thực tế quan trọng là: không phải ai mắc bệnh cũng giống nhau. Khả năng sống của ung thư phổi giai đoạn IV bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong có có một số yếu tố không thể thay đổi và cũng có một số yếu tố khác có thể thay đổi được.

Tuổi tác

Tuổi càng cao thì tiên lượng sống càng thấp, ở bất kể giai đoạn nào. Điều này là do thực tế, những người lớn tuổi thường có sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch kém, ít khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u. 

Giới tính

Theo nghiên cứu, nam giới không chỉ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn nữ giới mà nguy cơ tử vong do bệnh cũng cao hơn.  

Bệnh lý nền

Theo thống kê, 3 trong 4 người mắc ung thư phổi giai đoạn muộn sẽ có bệnh mãn tính khác đi kèm. Có một hoặc nhiều bệnh đi kèm không chỉ làm phức tạp việc điều trị ung thư mà còn ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sống. 

Hút thuốc

Không bao giờ là quá muộn để ngừng hút thuốc, ngay khi bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Theo các nghiên cứu, việc bỏ thuốc lá sẽ tăng thời gian sống của người bệnh lên đến 6 tháng và hạn chế di căn ở những người trẻ tuổi hơn

Loại và vị trí ung thư

Loại ung thư phổi (ung thư phổi tế bào nhỏ hay ung thư phổi không tế bào nhỏ) và mức độ lây lan của ung thư cho thấy khả năng sống của mỗi người khác nhau. Ung thư có kích thước càng lớn, mức độ di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể sẽ cho tiên lượng sống thấp hơn. 

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tuổi thọ của những người mắc ung thư phổi giai đoạn IV thường được ước tính bằng cách sử dụng tỷ lệ sống sau 5 năm, sau lần chẩn đoán đầu tiên. 

Thông thường, trường hợp người mắc ung thư phổi lành tính có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Trường hợp người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì tiên lượng xấu, có thể sống từ 6-18 tháng tùy theo thể trạng. 

Ngoài ra, tỷ lệ sống trên 5 năm ung thư phổi giai đoạn cuối được xét trong các giai đoạn bệnh như sau:

  • Đối với ung thư trong giai đoạn khu trú, tỷ lệ sống sau 5 năm là 52%
  • Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sau 5 năm là 25%
  • Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan xa thì tỷ lệ sống sau 5 năm là 4%

Hiện nay, song song với các phương pháp điều trị, các nhà nghiên cứu cũng ưu tiên tìm kiếm phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư giúp giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

Chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ điều trị ung thư

Chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối có thể mang lại nhiều cảm xúc, khó để chấp nhận cho cả bệnh nhân và cả người nhà. Tuy nhiên thực tế vẫn có những ‘’kỳ tích’’, nhiều người mắc ung thư vẫn sống khỏe và sống dài lâu.

Những con số thống kê trên chỉ dựa trên trên danh sách của một nhóm bệnh nhân, không phải là kết quả cụ thể của cá nhân nào. Hơn nữa, tiên lượng bệnh cũng thay đổi trong quá trình điều trị, cách chăm sóc và chất lượng sống của bệnh nhân.

Theo nghiên cứu, tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, dinh dưỡng, rèn luyện và lối sống quyết định rất nhiều.

Rèn luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe

Quá trình điều trị ung thư có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như gây suy yếu thể lực và tồn lưu chất độc trong cơ thể. Do đó, việc rèn luyện thể dục thể thao giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe và tăng cường đào thải độc tố. Ngoài ra, các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp… giúp người bệnh thoải mái tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. 

Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng

Nhiều người mắc ung thư giai đoạn cuối thường có quan niệm ăn chay, ăn kiêng vì sợ ăn đầy đủ sẽ nuôi lớn tế bào ung thư. Điều này không đúng, quá trình điều trị ung thư đòi hỏi cơ thể phải duy trì thể lực tốt. Do đó nếu ăn kiêng, ăn chay sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân, giảm thể lực và tăng tác dụng phụ của liệu trình điều trị.

Các bác sĩ, chuyên gia khuyến nghị nên ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, thịt trắng, cá biển, củ quả tươi và hạn chế dần các loại thịt đỏ, rượu, đồ chiên nướng ra khỏi khẩu phần ăn.

Lối sống khoa học và tinh thần lạc quan

Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu và duy trì các thói quen tốt giúp cơ thể bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thời gian nghỉ ngơi, thanh lọc độc tố và có tinh thần thoải mái để điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, trong các giai đoạn điều trị ung thư, tác dụng phụ của liệu trình có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là cần có sự động viên và chia sẻ của những người thân yêu, tạo động lực cho bệnh nhân vững tin sống tốt.

 

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan