Trang chủ > Bệnh ung thư
Ung thư tuyến giáp có chữa được không, sống được bao lâu?
Theo thống kê của Globocan 2018, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến ở nước ta với khoảng 5000 ca mắc mới mỗi năm. Ung thư tuyến giáp phổ biến ở cả hai giới nhưng tỉ lệ xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn. Nhiều thắc mắc được đặt ra là, ung thư tuyến giáp có chữa được không, chữa trị như thế nào, cơ hội sống là bao nhiêu… Và còn nhiều thông tin khác mà đôi khi bệnh nhân vẫn chưa hiểu hết
Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ có kết quả khả quan. Tuy nhiên bệnh thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, điều này làm tăng nguy cơ ung thư phát triển và di căn dẫn đến tử vong. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư này, cùng chúng tôi tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, cơ hội sống và các ngăn ngừa ung thư tuyến giáp trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tìm Hiểu Về Ung Thư Tuyến Giáp
Ung thư tuyến giáp xảy ra ở các tế bào trong tuyến giáp- tuyến có hình con bướm nằm ở dưới cổ của chúng ta. Chức năng của tuyến giáp là sản xuất các hormone điều chỉnh nhịp tim, cân nặng, huyết áp và nhiệt độ cơ thể…
Ung thư tuyến giáp được phân loại thành 4 loại khác nhau dựa trên các tế bào được tìm thấy trong khối u bao gồm: Ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, Ung thư tuyến giáp Anaplastic, Ung thư tuyến giáp thể tủy.
Có thể bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khi ung thư tuyến giáp mới bắt đầu. Nhưng khi bệnh phát triển có thể gây đau và sưng ở cổ.
Ung thư tuyến giáp gây khó khăn cho điều trị bởi vì bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khi mới khởi phát. Do đó, nhiều người mắc ung thư tuyến giáp thường lo lắng và bi quan vì không biết ung thư tuyến giáp sống có chữa được không, cơ hội sống của họ có khả quan hay không hoặc có cách nào để điều trị… Tỉ lệ ung thư tuyến giáp dường như cũng đang tăng lên mỗi năm và một tín hiệu đáng mừng là công nghệ y học mới có thể giúp các các sĩ có thể tìm ra các tế bào ung thư tuyến giáp nhỏ, và nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi bằng điều trị.
Triệu Chứng Của Ung Thư Tuyến Giáp
Khi ung thư tuyến giáp phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như:
- Xuất hiện cục u, bướu bất thường phía trước cổ
- Khàn tiếng
- Các tuyến ở cổ bị sưng
- Khó nuốt, nuốt bị đau
- Khó thở
- Đau cổ họng hoặc các vùng xung quanh cổ
- Ho kéo dài mà không phải do cảm lạnh, cảm cúm.
Nếu bạn lo lắng về những thay đổi của cơ thể hoặc những người thân xung quanh có dấu hiệu nghi ngờ là ung thư tuyến giáp, hãy đến các trung tâm y tế, bệnh viện để thăm khám. Điều này giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân của vấn đề, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tăng hiệu quả điều trị. Nếu ung thư được chẩn đoán sớm, việc giảm các triệu chứng là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư.
Nguyên Nhân Gây Nên Ung Thư Tuyến Giáp
Hiện nay giới y khoa vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng ở các loại ung thư, không riêng gì ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên sẽ có những yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư được xác định như:
Giới tính
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn đàn ông.
Tuổi tác
Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng theo thống kê, khoảng 2/3 số trường hợp ung thư ở những người có độ tuổi từ 20-55. Rủi ro cao hơn thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Di truyền học
Một số loại ung thư tuyến giáp có liên quan đến di truyền. Điều này có nghĩa là, một người có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp khi có người thân trong gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến giáp. Hoặc trong gia đình có người từng bị polyp tiền ung thư ở đại tràng (ruột già) cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp thể nhú.
Tiếp xúc với bức xạ
Tiếp xúc với tia phóng xạ, điều trị x-quang, iot phóng xạ, bức xạ ion hóa… có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.
Chế độ ăn thiếu iốt
Iốt là chất cần thiết để tuyến giáp thực hiện các chức năng bình thường. Vì vậy, muối thường được đưa vào các bữa ăn để giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp.
Mắc Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp Có Chữa Được Không?
Nhiều người thắc mắc liệu ung thư tuyến giáp có chữa được không, ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Bệnh này vẫn có khả năng điều trị khỏi nếu ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Không giống như các loại ung thư khác, những người mắc ung thư tuyến giáp vẫn có hy vọng chữa khỏi bởi các loại tế bào ung thư tuyến giáp như thể nang, thể nhú có mức độ ác tính thấp. Đặc biệt khi phát hiện bệnh sớm, khối u còn nhỏ và chưa di căn thì khả năng điều trị khỏi cao hơn đến 90%.
Vậy ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? Sẽ không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi ung thư tuyến giáp sống được bao lâu, bởi tỉ lệ sống của mỗi trường hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, cách điều trị, tinh thần mỗi người… Tích cực hơn là rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp có thể sống lâu và sống tốt hơn bởi khả năng tử vong thấp.
Ngăn Ngừa Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp Như Thế Nào?
Mặc dù không có bất kỳ phương pháp cụ thể nào mà bạn có thể thực hiện để ngăn chặn dứt điểm ung thư tuyến giáp, nhưng có những lựa chọn có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, hoặc làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Yêu cầu che tuyến giáp khi chụp bức xạ
Trước khi chụp các tia X, đặc biệt là tia X nha khoa liên quan đến cột sống, đầu, cổ hoặc ngực, bạn hãy yêu cầu các kỹ thuật viên đặt vòng đệm tuyến giáp lên cổ nếu khống được cung cấp. Mục đích của việc này là để bảo vệ tuyến giáp không phải tiếp xúc với bức xạ- nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Không hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá có nhiều loại độc tố có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp của bạn. Đặc biệt, Thiocyanate phá vỡ sự hấp thu I ốt, do đó ngăn chặn sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, việc bỏ thuốc lá là điều không phải là dễ dàng nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra các phương pháp thích hợp.
Kiểm tra cổ tuyến giáp
Một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể phát hiện sớm bệnh đó là kiểm tra định kỳ cổ tuyến giáp. Các xét nghiệm có thể phát hiện các vết u, bứu hoặc vết sưng trên tuyến giáp nếu chúng ở gần bề mặt. Tuy nhiên có nhiều khối u không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy, vì vậy nếu bạn có những dấu hiệu khác hãy trình bày rõ cho các bác sĩ để dễ chẩn đoán.
Bổ sung selen
Selenium là một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong các protein và tuyến giáp là nơi có nồng độ selen cao nhất trong cơ thể chúng ta. Do đó, giữ selen ở mức cân bằng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tuyến giáp. Ngay khi bạn nhận đủ selen từ thực phẩm thì việc bổ sung selen vẫn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bổ sung thực phẩm phòng ngừa ung thư Fucoidan
Theo nghiên cứu khoa học, Fucoidan được tìm thấy trong các loại tảo nâu, chứa chuỗi phân tử cao polysaccharide với thành phần chính là Sulfate Fucose. Fucoidan được ứng dụng nhiều trong khoa học, được biết đến với nhiều công dụng, đặc biệt là phòng ngừa ung thư, ức chế di căn và giảm tác dụng phụ quá trình hóa xạ trị. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa Fucoidan, tronng đó FUCOISYN (Premium Fucoidan) được đánh giá cao về chất lượng lẫn hiệu quả. Ngoài Fucoidan chuẩn hóa tối ưu, Fucoisyn còn chứa các vi khoáng như Vitamin C, B1, B5, B6, Kẽm, Selen, Magie, tối đa hóa công dụng phòng ngừa ung thư.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng không chỉ cho sức khỏe tổng thể mà còn tầm soát ung thư. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp ( trong trường hợp tiền sử gia đình mắc bệnh viêm tuyến giáp hoặc Graves).
Thật tốt khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Mặc dù không có gì là chắc chắn nhưng ít nhất làm theo những lời khuyên này có thể giúp bạn thay đổi được sức khỏe hoặc chủ động điều trị càng sớm càng tốt nếu cần.
Nếu bạn mắc ung thư tuyến giáp cũng đừng quá lo lắng ung thư tuyến giáp có chữa được không, bởi vì cơ hội sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng may mắn là, ung thư tuyến giáp có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com