Trang chủ > Bệnh phụ khoa

Vì sao phụ nữ mãn kinh bị mất ngủ? Nguyên nhân và điều trị

Mất ngủ, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe miễn dịch, tim mạch, chức năng nhận thức và thậm chí là nguy cơ loãng xương. Thật không may, giấc ngủ của phụ nữ có thể ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các tình trạng sức khỏe khác khi bước qua thời kỳ mãn kinh. Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao phụ nữ mãn kinh bị mất ngủ và cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ trong thời kỳ mãn kinh. 

Mãn kinh và những vấn đề về giấc ngủ liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh

Mãn kinh là thời kỳ thay đổi lớn trong đời sống của một người phụ nữ. Thời kỳ này đánh dấu sự chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng sinh sản ở nữ giới. 

mãn kinh bị mất ngủ

Trước khi mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với những thay đổi trong cơ thể và xuất hiện triệu chứng, đặc trưng là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đã qua 12 tháng không hành kinh, phụ nữ chính thức bước đến thời điểm mãn kinh. 

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ bắt đầu sản xuất hormone estrogen và progesterone ít lại. Khi lượng hormone này giảm đi, sự xuất hiện các triệu chứng cũng tăng lên. Một trong những triệu chứng ở phụ nữ mãn kinh đó là mất ngủ.

Mất ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Theo số liệu báo cáo, khoảng 63% phụ nữ mãn kinh bị mất ngủ. Điều này liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện của các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, nhưng cũng có thể là chứng mất ngủ ở tuổi lão hóa. 

Các triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc không ngủ được trong nhiều ngày liền. Một người bị mất ngủ có thể có các biểu hiện như:

  • Mất 30 phút hoặc lâu hơn để đi vào giấc ngủ
  • Ngủ ít hơn 6 giờ liên tiếp 3 đêm trở lên trong một tuần
  • Thường xuyên thức dậy sớm
  • Thường xuyên tỉnh giấc, gián đoạn giấc ngủ
  • Không cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ dậy
  • Cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi suốt cả ngày

Theo thời gian, tình trạng mất ngủ này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Ngoài việc mệt mỏi vì bị mất ngủ, phụ nữ có thể cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh hơn, bị các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung, gia tăng tần suất đau đầu, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa…

Vì sao phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh bị mất ngủ?

Sự suy giảm nội tiết tố estrogen trong thời kỳ mãn kinh góp phần mất ngủ và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Điều này xảy ra do các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tâm trạng lo lắng, chán nản làm gián đoạn giấc ngủ và khiến phụ nữ dễ thức dậy sớm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến ​​cho rằng rối loạn giấc ngủ ở thời kỳ mãn kinh có thể là nguyên nhân cơ bản gây ra lo lắng và trầm cảm. 

Đau nhức khớp và các vấn đề về bàng quang như tiểu nhiều vào ban đêm cũng là những triệu chứng phổ biến của sự suy giảm estrogen. Và những tình trạng này có thể gây gián đoạn giấc ngủ của bạn. 

Progesterone có tác dụng gây ngủ bằng cách tác động lên các đường dẫn não. Do đó trong thời kỳ mãn kinh. sự suy giảm hormone này cũng liên quan đến rối loạn giấc ngủ. 

Melatonin- một loại hormone quan trọng liên quan đến giấc ngủ. Hormone này sẽ bị giảm dần theo tuổi tác. Sự sản xuất hormone melatonin cũng bị ảnh hưởng một phần bởi estrogen và progesterone. Do đó, khi 2 hormone này suy giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, melatonin cũng suy giảm, góp phần gây rối loạn giấc ngủ. 

Ngưng thở khi ngủ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Triệu chứng này phổ biến ở phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm do phẫu thuật hơn là so với phụ nữ mãn kinh tự nhiên. 

Tình trạng này cũng có thể liên quan đến progesterone- hormone ảnh hưởng đến hoạt động cơ ở phía sau cổ họng, cũng như kích thích hô hấp. Do đó, sự suy giảm progesterone có thể góp phần gây tắc nghẽn một phần đường thở trên và giảm khả năng thở. 

Ngưng thở khi ngủ biểu hiện theo những cách khác nhau như: Ngáy to và thở hổn hển, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm hoặc lo lắng và mệt mỏi vào ban ngày. 

Hội chứng chân không yên (RLS)

Hội chứng chân không yên, còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED) thường xảy ra ở phụ nữ. Những người mắc bệnh này có cảm giác ngứa ran, rùng mình ở chân vào ban đêm.

mãn kinh bị mất ngủ

Nghiên cứu về bệnh nhân mắc hội chứng RLS cho thấy, 69% phụ nữ sau mãn kinh nhận thấy các triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn và tồi tệ hơn trước mãn kinh. Điều này góp phần làm rối loạn và giảm chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ mãn kinh

Phương pháp điều trị các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến thời kỳ mãn kinh

Liệu pháp thay thế hormone HRT là phương pháp điều trị phổ biến đối với các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, thay đổi tâm trạng.

HRT là liệu pháp bổ sung estrogen dưới dạng thuốc viên, miếng dán hoặc kem bôi âm đạo. Estrogen được bổ sung riêng lẻ hoặc kết hợp với progesterone (dành cho phụ nữ vẫn còn tử cung).

Tuy nhiên, liệu pháp hormone có nguy cơ rủi ro. Nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng hoặc bạn không thích hợp để sử dụng HRT, một số loại thuốc kê toa khác sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm cơn bốc hỏa của bạn.  

Ngoài việc uống thuốc do bác sĩ kê toa, một số mẹo sau có thể giúp phụ nữ mãn kinh bị mất ngủ có thể cải thiện tình trạng:

  • Mặc quần áo rộng khi đi ngủ. Thường tốt nhất là quần áo làm bằng vải sợi tự nhiên, như cotton.
  • Giữ cho phòng ngủ và môi trường sống của bạn luôn mát mẻ và thông thoáng.
  • Tránh một số loại thực phẩm có thể gây bốc hỏa, đổ mồ hôi (chẳng hạn như thức ăn cay, nóng), đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ.

Các phương pháp thực hành khác có thể làm dịu các vấn đề rối loạn giấc ngủ trong thời kỳ mãn kinh bao gồm:

  • Duy trì một lịch trình đi ngủ đều đặn, bao gồm đi ngủ và thức giấc vào cùng một giờ đã đặt ra mỗi ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng khuyến khích luyện tập vào ban ngày, không được tập thể dục trước khi ngủ.
  • Hạn chế uống rượu, bia và các loại nước uống chứa caffeine.
  • Tránh ngủ vào ban ngày, điều này có thể khiến bạn không thể ngủ ngon vào ban đêm.
  • Đảm bảo rằng bạn đã đi vệ sinh trước khi đi ngủ để tránh thức giấc làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các loại thuốc kê đơn có thể giúp bạn ngủ.

Liệu pháp thay thế hỗ trợ điều trị chứng bốc hỏa và giúp phụ nữ mãn kinh ngủ ngon

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng bốc hỏa và cải thiện giấc ngủ của phụ nữ tiền mãn kinh bao gồm: đậu chẽ ba hoa đỏ, các sản phẩm từ đậu nành, hạt lanh… 

Các loại thực phẩm này chứa một loại hormone thực vật gọi là phytoestrogen, hoạt động tương tự một loại estrogen trong cơ thể. Do đó, bổ sung các loại thực phẩm này có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng mãn kinh, đồng thời giúp phụ nữ ngủ ngon hơn.

Hiện nay, ESTRIONA (Menopause) là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ phụ nữ tiền mãn kinh được rất nhiều chị em ưa chuộng và tin dùng. Với sự kết hợp với nhiều thành phần tinh túy từ thiên nhiên, ESTRIONA (Menopause) vừa hỗ trợ chống lão hóa, cải thiện nếp nhăn, vừa hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh:

  • Isoflavones (một phytoestrogen từ đậu chẽ ba hoa đỏ): Tác dụng hỗ trợ giảm toàn bộ các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh: Bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô âm đạo, thay đổi tâm trạng. 
  • Chiết xuất hạt nho và dầu hạt nho: Hỗ trợ chống lão hóa, cải thiện nếp nhăn và tăng cường vẻ đẹp làn da.
  • Astaxanthin: Chống oxy hóa mạnh mẽ, cải thiện độ đàn hồi và bảo vệ da chống lại tổn thương từ tia cực tím.
  • Canxi và Magie: Canxi hỗ trợ chắc khỏe xương, chống loãng xương. Magie cũng có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như mất ngủ, khô ở các mô, tâm trạng thay đổi thất thường.

Với sự kết hợp hoàn hảo từ các thành phần thiên nhiên như Isoflavone, chiết xuất hạt nho, dầu hạt nho, Astaxanthin, Canxi, Magie, ESTRIONA (Menopause) không chỉ giúp bổ sung estrogen giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh mà còn tăng cường hỗ trợ chống lão hóa, chăm sóc sức khỏe làn da và làm chậm xuất hiện nếp nhăn ở phụ nữ.

mãn kinh bị mất ngủ

ESTRIONA (Menopause) được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy Via Nature (Úc), kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn FSANZ, phân phối và lưu hành trên toàn thế giới.Tại Việt Nam, ESTRIONA (Menopause) được phân phối độc quyền tại Avanta Pharma và có mặt tại các nhà thuốc, bệnh viện toàn quốc.  Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ Avanta Pharma: 028 2253 9066, Hotline: 0938 462 406.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan