Trang chủ > Bệnh khác

Virus Corona: Làm Sao Phòng Ngừa?

Virus Corona đang là cơn dịch báo động toàn cầu khi số ca mắc bệnh tăng lên chưa ngừng nghỉ. Các cơ quan y tế trên khắp thế giới đang vật lộn với sự bùng phát của dịch bệnh mới này. Tính đến hết ngày 31/1/2020, số ca tử vong đã được Trung Quốc ghi nhận lên đến con số 258 người, số ca nhiễm bệnh là 11.791 vượt xa các đại dịch SARS năm 2003. Theo dự báo của các chuyên gia, Việt Nam đang nằm gần trung tâm ổ dịch và rất có thể sẽ là quốc gia bị lây lan mạnh nhất ở Châu Á.

Chưa có thuốc tiêu diệt virus, chỉ có hệ miễn dịch của bạn mới có thể tấn công và tiêu diệt được virus. Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, hãy chủ động phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cũng như kiến thức về viêm phổi chủng virus Corona. Vậy Corona là gì? Lây lan như thế nào và chúng ta nên làm gì để phòng chống nhiễm bệnh viêm phổi Corona?

Virus Corona là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Corona là một chủng vi rút gây bệnh từ cảm lạnh từ thông thường đến các bệnh nghiêm trọng tương tự như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)- đại dịch bùng phát năm 2003.

Những vi rút này ban đầu được truyền giữa động vật và người. Chẳng hạn như SARS được cho là truyền từ mèo cầy sang người, trong khi MERS được cho là từ lạc đà sang người. Và một số virus Corona đã biết đang tiềm ẩn ở nhiều loài động vật chưa nhiễm bệnh ở người.

Theo Wiki, vi rút Corona xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là hào quang hoặc vương miện. Dưới kính hiển vi, virus Corona gợi nhớ đến hình ảnh giống như mặt trời. Chúng được giới khoa học phát hiện đầu tiên vào những năm 1960 từ khoang mũi của một bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường, được đặt tên là Coronavirus 229E ở người và Coronavirus OC43 ở người.

Cuối tháng 12 năm 2019, virus Corona bắt đầu khuấy động thế giới con người sau những năm ‘’ ngủ im’’ khi nhen nhóm dịch bệnh tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đây là vi rút Corona mới được giới khoa học đặt tên là 2019-nCoV- chủng vi rút mới chưa từng được xác định trước đây ở người. Mặc dù dịch bệnh đã bùng phát với tốc độ lây lan khá nhanh từ người sang người, tuy nhiên ít người vẫn chưa biết về chủng vi rút này.

Virus Corona

Triệu chứng khi nhiễm Virus Corona như thế nào?

Những triệu chứng của hầu hết các vi rút Corona đều tương tự như bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào khác.

Theo WHO, các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng và khó thở, đôi khi là sốt.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, vi rút Corona còn dẫn đến viêm phổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, suy thận và thậm chí là tử vong đặc biệt là ở người già, người mắc bệnh tim hoặc người có hệ miễn dịch kém.

Virus Corona

Thời gian ủ bệnh của vi rút Corona vẫn chưa được xác định, nhưng một số nguồn tin cho biết có thể là từ 10 đến 14 ngày. Chính vì thời gian ủ bệnh kéo dài nên rất nhiều trường hợp, bạn sẽ không biết mình bị nhiễm vi rút Corona hay loại vi rút cảm lạnh nào khác nếu không xét nghiệm.

Virus corona có nguy hiểm không?

Một số chuyên gia cho biết, vi rút Corona có thể không gây chết người nhiều như các loại Corona khác như SARS- gần 800 ca tử vong trên toàn thế giới trong đợt bùng phát năm 2002-2003.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại ngày 30/1/2020, Thế giới ghi nhận đã có 170 trường hợp tử vong, hơn 7.000 trường hợp nhiễm bệnh (hầu hết là người Vũ Hán) và đang có dấu hiệu lan rộng hơn SARS về số lượng ca bệnh.

Virus đã lây lan sang nhiều nước châu Á, cũng như châu Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ. Và gần như tất cả các trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc đều là một trong số những người đã du lịch ở Trung Quốc gần đây.

Việt Nam đã và đang ghi nhận 5 trường hợp bệnh xâm nhập. Trong đó 2 trường hợp là công dân Vũ Hán đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện tại sức khỏe của hai cha con bệnh nhân đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi trong phòng cách ly. 3 trường hợp còn lại là công dân Việt Nam xác nhận dương tính với virus Corona vào 15h20’ ngày 30/1 gồm 2 người ở Hà Nội và 1 người ở Thanh Hóa.

Virus Corona
Số ca mắc bệnh ở Việt Nam. Thống kê của Bộ Y Tế đến ngày 31/1/2020

Vi rút Corona gây bệnh ở khu vực đường hô hấp và phát triển bệnh lý từ nhẹ đến trung bình và trở nặng. Nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời, bệnh nhân  có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt nguy hiểm với những người lớn tuổi và trẻ em, người có tiền sử mắc bệnh ung thư, người có hệ miễn dịch kém.

Những người có hệ miễn dịch yếu kém có khả năng lây nhiễm cao, khó điều trị và bệnh lý diễn biến nhanh gây nguy hiểm cho tính mạng.

Làm sao để ngăn chặn dịch bệnh lây lan?

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin cho virus Corona mới. Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh và bảo vệ tính mạng cho cộng đồng. Hơn 16 thành phố khác của Trung Quốc cũng áp dụng các biện pháp hạn chế giao thông góp phần ngăn ngừa tốc độ lây lan dịch bệnh.

Một số hãng hàng không trên thế giới dã hủy các chuyến bay đến Trung Quốc và một số quốc gia đang nỗ lực sơ tán công dân khỏi Vũ Hán.

Bạn cần làm gì để bảo vệ mình?

Trước nguy cơ dịch bệnh phát triển nhanh chóng, WHO đã cảnh báo đây là đại dịch toàn cầu. Trước tình hình dịch bệnh rối ren, mỗi cá nhân cần hết sức bình tĩnh theo dõi khuyến cáo của các ngành y tế.

Và điều cần thiết, không gì hơn ngoài việc thực hiện đầy đủ và đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

  • Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường, đến nơi đông người và những khu vực công cộng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch vệ sinh sát khuẩn. Súc miệng bằng nước sát khuẩn.
  • Dùng khăn giấy hoặc tay che mũi, miệng khi, ho và hắt hơi. Vứt khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay sạch với xà phòng.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người đang ho, có dấu hiệu sốt.
  • Giữ gìn nhà cửa thông thoáng, tránh tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc vật nuôi nếu không có đồ bảo hộ
  • Chỉ sử dụng các thực phẩm chín.
  • Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung cho cộng đồng.
  • Nếu có dấu hiệu bị ốm, ho, cảm, sốt, khó thở phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xét nghiệm. Trường hợp không có triệu chứng, hãy chủ động cách ly và theo dõi trong vòng 14 ngày để đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân.
  • Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng để ngăn ngừa virus cúm tấn công bằng cách tăng cường vitamin C, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút.

Virus Corona

Vi rút Corona có chữa được không?

Chưa có thuốc đặc trị cho chủng vi rút cúm Corona mới này. Hiện tại các trường hợp bệnh nhân tự hồi phục sức khỏe. Các ca nhiễm bệnh được điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy được áp dụng bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống vi rút và một số phương pháp hỗ trợ khác.

Chính vì vậy, phòng ngừa trước khi dịch bệnh bùng phát là điều đầu tiên và quan trọng cần làm tại thời điểm nhạy cảm này. Chú ý theo dõi các khuyến cáo của các ban ngành chức năng, bộ y tế để cập nhật tình hình dịch bệnh cũng như thực hiện tốt công tác phòng tránh là cách để bạn bảo vệ bản thân, gia đình, những người xung quanh và cộng đồng.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan