Ung thư gan là gì? Cách nhận biết và chế độ dinh dưỡng cho người ung thư gan
Các bệnh về gan lâu nay luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đặc biệt tỉ lệ mắc ung thư gan những năm gần đây tăng vọt với hơn 10.000 trường hợp mắc mới mỗi năm (theo thống kê WHO 2018), vươn lên vị trí thứ ba các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Việc tự tìm hiểu và nâng cao kiến thức về ung thư gan là điều rất quan trọng, giúp mọi người dễ phát hiện bệnh từ sớm và biết cách phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về bệnh ung thư gan.
Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là căn bệnh ác tính của gan, xảy ra khi các tế bào gan phát triển bất thường. Loại ung thư này được chia thành ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư nguyên phát xuất phát từ chính các tế bào của gan, ung thư thứ phát là ung thư do các cơ quan khác di căn sang gan. Ví dụ ung thư phổi di căn sang gan gây ra ung thư gan thứ phát.
Mỗi năm, cả thế giới lại tiếp nhận thêm hàng trăm nghìn người bị chẩn đoán mắc ung thư gan. Tại Việt Nam, theo ước tính mỗi năm lại xuất hiện thêm khoảng hơn 10.000 ca ung thư gan mới. Các giai đoạn của ung thư gan phát triển nhanh chóng và dễ dàng lây lan sang các cơ quan khác. Đây cũng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam và trên thế giới.
Nguyên nhân gây ung thư gan
Nguyên nhân
Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan có những thay đổi (đột biến) trong DNA của chúng. Sự đột biến DNA khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và cuối cùng hình thành khối u. Nguyên nhân gây ung thư gan được biết là do bệnh viêm gan mạn tính, tuy nhiên ở những người không có bệnh tiềm ẩn thì nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư
Nhiễm trùng mạn tính với virus viêm gan B, C: Những người bị nhiễm trùng mãn tính với virus viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C (HCV) có khả năng tăng nguy cơ ung thư gan.
Xơ gan: Tình trạng tiến triển và không hồi phục này làm cho mô sẹo hình thành trong gan và làm tăng khả năng phát triển ung thư gan.
Bệnh gan di truyền nhất định: Các bệnh về gan có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này như bệnh hemochromatosis và bệnh Wilson.
Bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu, những người mắc chứng rối loạn đường huyết có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Sự tích tụ chất béo trong gan cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư trong gan.
Tiếp xúc với aflatoxin: Aflatoxin là chất độc được sinh ra bởi nấm mốc phát triển trên cây trồng. Ví dụ các loại hạt, ngũ cốc không được bảo quản đúng có thể bị nhiễm aflatoxin. Chất độc này gây hại cho gan và nguy cơ gây ra ung thư.
Uống quá nhiều rượu: Uống rượu nhiều và liên tục trong nhiều năm có thể dẫn đến tổn thương gan không hồi phục và tăng nguy cơ ung thư cho gan.
Môi trường, thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh tạo tiền đề cho các bệnh về gan
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Bệnh ung thư gan có một số biểu hiện khá rõ ràng. Bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện ra căn bệnh này sớm nhất.
Vàng da
Đối với các bệnh nhân bị ung thư, các sắc tố bilirubin do gan sản sinh ra sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng da chuyển vàng. Nếu có dấu hiệu này, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế để được khám xét ngay lập tức.
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Như một kết quả tất yếu của chức năng gan suy giảm, người bệnh còn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu hóa. Gan của người bị ung thư lớn hơn người bình thường. Kèm theo đó là cảm giác mỏi mệt, hoạt động kém hiệu quả, sụt cân nhanh chóng…
Đau gan
Đau gan là một trong những biểu hiện đầu tiên và trực tiếp nhất của bệnh ung thư gan. Bệnh nhân bị ung thư thường phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng bên phải. Cảm giác đau đớn này kéo dài và ngày càng tăng lên.
Cơn đau gan xuất hiện ở vị trí bụng phía trên bên phải
Chảy máu lợi
Chảy máu lợi có thể là biểu hiện của bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu xảy ra liên tục, bạn có thể đã mắc phải bệnh ung thư gan. Gan bị hư hỏng đồng nghĩa với việc chức năng đông máu của gan cũng bị suy giảm. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng máu loãng, dễ chảy máu, đặc biệt là ở vùng lợi.
Nước tiểu sẫm màu
Cùng với việc vàng da do lượng sắc tố bilirubin tăng nhanh, nước tiểu cũng trở nên sẫm màu hơn. Người bị ung thư gan thường có màu nước tiểu ngả vàng hoặc nâu.
Người bị ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng quyết định trực tiếp đến hiệu quả chữa trị bệnh cho người ung thư gan. Loại ung thư này đòi hỏi người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người ung thư gan.
3.1. Các loại thực phẩm kiêng ăn
Thực phẩm giàu chất béo: Các loại thực phẩm giàu chất béo khiến quá trình lọc thải của gan trở lên khó khăn hơn. Chính vì thế nhóm thức ăn này không được khuyến khích đối với những người mắc các bệnh về gan.
Thực phẩm chứa nhiều muối: Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thức ăn có quá nhiều muối. Muối đi vào cơ thể có chức năng giữ nước. Khi ăn nhiều muối, nước và các loại dịch sẽ tích tụ trong gan, khiến cho tình trạng bệnh gan càng trầm trọng hơn.
Đồ uống có cồn và các chất kích thích: Đồ uống có cồn và các chất kích thích được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh gan. Người bị ung thư gan tuyệt đối không được sử dụng các loại này.
Rượu là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây các bệnh về gan
3.2. Các loại thực phẩm nên ăn
Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là các loại thực phẩm có chứa nhiều chất khoáng, vitamin, chất xơ. Đây đều là các chất rất cần thiết để hỗ trợ hoạt động thải độc của gan.
Thực phẩm có chứa nhiều Omega 3, 6, 9: Các loại Omega 3, Omega 6 và Omega 9 rất tốt cho bệnh nhân bị ung thư gan. Chúng đều có chứa các acid béo bão hòa, thích hợp đối với những người bị tổn thương các cơ quan nội tạng. Một số loại thực phẩm nên ăn nhiều như: cá hồi, dầu oliu, trứng cá muối, dầu đậu nành, quả óc chó, rau màu xanh đậm…
Thức ăn hữu cơ: Gan vốn là nơi diễn ra quá trình lọc và đào thải các chất độc hại cơ thể. Khi gan đã bị tổn thương, các chức năng của gan cũng suy giảm theo. Lúc này người bệnh nên sử dụng các thức ăn hữu cơ để việc tiêu hóa và lọc thải trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, để tăng cường chức năng gan và hỗ trợ thải độc, cần thiết mỗi người nên bổ sung thực phẩm thải độc gan từ các loại thảo dược để tăng hiệu quả, ngăn ngừa ung thư gan tốt nhất.
Tham khảo thực phẩm giải độc gan từ 12 loại dược thảo tinh túy và hiệu quả nhất hiện nay Claron-B (Detox), hỗ trợ tăng cường đào thải độc tố qua gan và ruột, bổ gan tiêu hóa,giúp phòng ngừa ung thư.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng cần kết hợp các biện pháp đa dạng khác để đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình điều trị ung thư. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan) hỗ trị tích cực cho quá trình phòng chống ung thư, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư, giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa xạ trị , hạn chế di căn,an toàn và đem đến hiệu quả cao cho người dùng.