Trang chủ > Bệnh phụ khoa

 Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo thống kê của Sở Y tế năm 2018, Việt Nam có gần 4.200 ca ung thư mắc mới và hơn 2400 trường hợp tử vong vì ung thư này. Vậy, ung thư cổ tử cung là gì? Dấu hiệu nào nhận biết ung thư? Phòng ngừa thế nào? Tỉ lệ sống khi mắc ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?…

Bài viết này sẽ thông tin tất cả các vấn đề cần biết về ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là gì

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là gì? Cổ tử cung là một hình trụ rỗng nối phần dưới của tử cung và âm đạo của phụ nữ. Hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu trong các tế bào trên bề mặt cổ tử cung.

Nhiều chủng virus papilloma ở người (HPV)- một bệnh lây qua đường tình dục thường là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư cổ tử cung. Khi tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường ngăn chặn virus gây hại. Tuy nhiên, ở một số người, virus sẽ tồn tại trong nhiều năm và góp phần gây nên ung thư ở một số tế bào trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là gì

Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Nhiều người phụ nữ khi mắc ung thư cổ tử cung thường không nhận ra ở giai đoạn sớm vì bệnh không gây ra các triệu chứng cho đến khi ung thư phát triển.

Hoặc khi triệu chứng xuất hiện, nhiều người hay nhầm lẫn với các tình trạng phổ biến như kinh nguyệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phụ khoa

Các triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung:

  • Chảy máu vùng kín bất thường ( chẳng hạn như sau khi quan hệ tình dục, giữa các thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh).
  • Dịch âm đạo có mùi hoặc màu sắc khác với bình thường
  • Đau ở vùng xương chậu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và đau rát khi tiểu
Ung thư cổ tử cung là gì
Đau vùng xương chậu là nguy cơ cảnh báo ung thư cổ tử cung

Trên đây là những dấu hiệu phổ biến của một người khi mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn ung thư mà mỗi người có các triệu chứng khác nhau.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là gì?

Các trường hợp gây ung thư cổ tử cung hầu hết là do virus papilloma (HPV) lây lan qua đường tình dục gây ra. Có khoảng 100 chủng virus HPV khác nhau, trong đó hai loại phổ biến nhất gây ung thư là HPV-16 và HPV-18

Khi bị nhiễm một chủng HPV gây ung thư có nghĩa là người đó sẽ bị ung thư cổ tử cung. HPV còn gây ra các ung thư khác ở cả hai giới, bao gồm:

  • Ung thư hậu môn
  • Ung thư âm hộ
  • Ung thư âm đạo
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư trực tràng
  • Ung thư vòm họng

Ung thư cổ tử cung là gì

Yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung?

HPV là nguy cơ lớn nhất gây nên ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung
  • Uống thuốc tránh thai
  • Trẻ em dưới 16 tuổi mang thai lần đầu tiên
Ung thư cổ tử cung là gì
Uống nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung có thể điều trị được và kéo dài sự sống nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng đắn, kết hợp lối sống lành mạnh. Phương pháp điều trị có thể được sử dụng, bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp nhắm mục tiêu.

Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ càng nhiều ung thư càng tốt. Các bác sĩ có thể phẫu thuật loại bot khu vực tử cung chứa tế bào ung thư. Đối với ung thư đã di căn, có thể phẫu thuật loại bỏ cổ tử cung và các cơ quan khác trong khung chậu.

Xạ trị

Dùng chùm tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tia bức xạ có thể được di chuyển qua một hệ thống máy bên ngoài cơ thể hoặc sử dụng ống kim loại đặt trong tử cung hoặc âm đạo.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư trên toàn cơ thể.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Khác với hóa trị và xạ trị, Bevacizumab (Avastin) là một loại thuốc mới, có thể ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu nuôi tế bào ung thư phát triển và sống sót. Thuốc này thường được dùng cùng với hóa trị.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Giai đoạn ung thư cho biết liệu ung thư có lan rộng hay không và lan rộng tới đâu. Điều này giúp các bác sĩ có thể tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ung thư cổ tử cung có bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ung thư nhỏ và có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa lây lan sang các bộ phận khác

Giai đoạn 2: Ung thư lớn hơn, có thể đã lan ra bên ngoài tử cung và cổ tử cung hoặc đến các hạch bạch huyết, nhưng chưa lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến phần dưới của âm đạo hoặc đến vùng xương chậu. Lúc này, ung thư có thể chặn niệu quản, các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bầng quang. Ung thư đã lan rộng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Giai đoạn 4: Ung thư có thể đã lan ra ngoài xương chậu đến các cơ quan như phổi, xương hoặc gan.

Phòng chống ung thư cổ tử cung

Một trong những cách dễ nhất để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng xét nghiệm Pap smear hoặc hrHPV. Sàng lọc để lấy các tế bào tiền ung thư, và điều trị sớm trước khi chúng biến thành ung thư.

Nhiễm trùng HPV gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Do đó, có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin ngừa HPV.

Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng liên quan đến ung thư cổ tử cung. Để giảm nguy cơ mắc ung thư, cần duy trì các thói quen, lối sống khoa học như tránh sử dụng chất kích thích, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, thực phẩm ngừa ung thư

Dưới đây là một vài cách khác để bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh HPV và ung thư cổ tử cung:

  • Không quan hệ với nhiều bạn tình
  • Luôn sử dụng biện pháp bảo vệ cơ thể khi quan hệ tình dục.

Ung thư cổ tử cung và mang thai

Ung thư cổ tử cung hiếm khi xảy ra ở phụ nữ mang thai, nhưng không phải là không có trường hợp này.

Hầu như các bệnh ung thư được tìm thấy trong thai kỳ được phát hiện ở giai đoạn đầu. Và quá trình điều trị ung thư khi phụ nữ mang thai khá phức tạp. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị dựa trên giai đoạn ung thư và khoảng thời gian mang thai.

Nếu người bệnh mang thai ở giai đoạn sớm có thể chờ để sinh trước khi bắt đầu điều trị. Đối với trường hợp ung thư tiến triển hơn thì cần cắt bỏ tử cung hoặc xạ trị, bệnh nhân cần phải quyết định có nên tiếp tục mang thai hay không.

Qua bài viết trên, bạn có thể biết được ung thư cổ tử cung là gì, dấu hiệu nhận biết, điều trị và nhiều vấn đề liên quan khác. Việc tìm hiểu thông tin giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn và có cách phòng tránh bệnh hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống.

AVANTA PHARMA

41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

028 2253 9066 - 0938 462 406

Info-CS@avantapharma.com

Bài viết liên quan