Trang chủ > Bệnh A-Z
Những phương pháp xét nghiệm ung thư phổi cần biết
Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở nước ta và có xu hướng ngày càng gia tăng. Phần lớn các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi khi bệnh đã tiến triển nặng vì bệnh không có những triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Do đó, việc xét nghiệm ung thư phổi là vô cùng quan trọng vì nó có thể giúp phát hiện bệnh kịp thời để có phương pháp điều trị thích hợp. Để biết thêm về những xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Mục Lục
1. Bệnh ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó trong cơ thể xuất hiện một khối u ác tính, chúng phát triển một cách mạnh mẽ và khó thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, sự tăng trưởng của các tế bào ung thư có thể phá hủy các chức năng của phổi đồng thời lan ra ngoài phổi, đi đến và phá hủy các bộ phận khác của cơ thể, quá trình này được gọi là di căn.
Có 2 loại ung thư phổi thường gặp, đó là:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Loại này chiếm gần 80-85% trường hợp mắc bệnh.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Loại này tiến triển rất nhanh và gây nguy hiểm hơn ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm khoảng 20% các trường hợp.
2. Các nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi nói riêng cũng như các bệnh ung thư khác nói chung thường là do sự tác động cộng gộp của nhiều yếu tố khác nhau lâu dài ở trong cơ thể.
Theo thống kê cho thấy, một số tác nhân gây ung thư phổi như:
– Thuốc lá: Trong thành phần của thuốc lá có rất nhiều chất có khả năng gây ung thư như Hydrocarbure thơm đa vòng, Polonium 40, Selenium. Khoảng 80% các trường hợp mắc ung thư phổi đều là người nghiện thuốc lá.
– Môi trường ô nhiễm: Vấn nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Thường xuyên hít phải khí độc hại sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư phổi cao.
– Các bệnh ở phế quản: Các bệnh ở phế quản như lao phổi nếu không chữa trị dứt điểm sẽ tạo thành vết sẹo ở phế quản phổi. Những sẹo cũ này nếu gặp phải các vết thương mới sẽ tích tụ gây nguy hiểm cho phổi. nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo do lao phổi gây ra.
– Di truyền: Đột biến gen trong di truyền cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các tế bào ung thư phổi.
3. Các triệu chứng của ung thư phổi
Nhận biết được những triệu chứng của bệnh là vô cùng quan trọng giúp người bệnh có thể tránh được những nguy cơ gây tử vong cao của bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư phổi:
- Ho dai dẳng: Ho nhiều một cách bất thường và ho kéo dài là một trong những triệu chứng đáng lưu ý ung thư phổi.
- Khàn tiếng và thở khò khè: Các tế bào ung thư phát triển có thể ảnh hưởng lên các dây thần kinh, nhất là dây thần kinh thanh quản khiến cho người bệnh sẽ bị khàn tiếng và thở khò khè.
- Mệt mỏi, giảm cân đột ngột: Ung thư phổi có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên và cơ thể có chiều hướng giảm cân bất thường.
Ngoài ra khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn sẽ có những triệu chứng như:
- Đau khi nuốt nước bọt, ho ra máu thường xuyên do khối u lan sang thực quản, làm tắc nghẽn thực quản.
- Đau tức ngực, khó thở, thở nhanh, thở gấp do khối u phát triển kích thước lớn, là tắc nghẽn đường hô hấp. Nặng hơn thì có thể tràn dịch màng phổi, xẹp phổi.
- Đau các vùng xương sống, xương sườn, các chi, làm xương yếu và giòn do tế bào ung thư di căn qua xương.
Khi khối u di căn lên não, có thể gây ra các cơn đau đầu dữ dội.
Bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu khó có thể phát hiện ra vì bệnh thường chỉ có biểu hiện âm thầm, các triệu chứng bệnh không quá rõ rệt khiến người bệnh chủ quan, đến khi chẩn đoán thì hầu hết các trường hợp đã ở giai đoạn bệnh nặng, thậm chí đã di căn, rất khó để điều trị dứt điểm. Vì lẽ đó, việc xét nghiệm ung thư phổi để phát hiện sớm bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
4. Một số xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và chữa trị ung thư phổi
4.1 Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi
Xét nghiệm ung thư phổi bằng nội soi phế quản
Nội soi phế quản là phương pháp nội soi sử dụng một ống mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng ở một đầu, đưa vào đường hô hấp của người bệnh. Bằng cách này, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc đường hô hấp của người bệnh, chủ yếu tập trung vào hầu họng, dây thanh âm, thanh quản và những đường dẫn khí nhỏ hơn. Đây là phương pháp xét nghiệm ung thư phổi phổ biến nhằm giúp các bác sĩ nhận biết được khối u xuất phát từ phế quản, đồng thời đây cũng là một trong những phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.
Xét nghiệm ung thư phổi bằng phương pháp tế bào học và mô bệnh học
Xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học có thể được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm lấy từ quá trình nội soi phế quản. Ngoài ra phương pháp xét nghiệm ung thư phổi bằng tế bào học còn có thể được thực hiện bằng cách chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch màng phổi để tìm ra tế bào ác tính.
- Xét nghiệm ung thư phổi bằng phương pháp chụp X–quang và chụp CT cắt lớp
Phương pháp chụp X-quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ưu tiên sử dụng khi tầm soát bệnh ung thư phổi. Phương pháp này có thể phát hiện ra tế bào ung thư phổi trong một số trường hợp, nhưng đôi khi ít hiệu quả đối với những tổn thương nhỏ. Đối với phương pháp chụp CT cắt lớp thì có thể phát hiện kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của u phổi, tình trạng tế bào di căn của người bệnh hoặc giúp định hướng sinh thiết khi xuyên thành ngực nhằm chẩn đoán mô bệnh học.
4.2 Các xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn của ung thư phổi
- Chụp PET/CT: Kỹ thuật này sẽ hỗ trợ đánh giá chính xác những tổn thương di căn, giúp chẩn đoán đúng về các giai đoạn bệnh ung thư phổi.
- Chụp xạ hình xương: Kỹ thuật này nhằm hỗ trợ phát hiện nhanh những tổn thương di căn qua xương.
- Chụp cộng hưởng từ sọ não: Nhằm phát hiện những trường hợp bị di căn não.
- Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính vùng bụng: Hỗ trợ cho việc phát hiện các ổ di căn qua gan hoặc các tế bào tuyến thượng thận,…
4.3 Các xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
Cyfra 21-1
Đây là xét nghiệm miễn dịch nhằm xác định nồng độ các mảnh cytokeratin 19 trong huyết thanh. Cyfra 21-1 tăng cao ở các bệnh nhân ung thư phổi, đặc biệt ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Cyfra 21-1 là công cụ hỗ trợ cho chẩn đoán mô học và theo dõi đáp ứng ung thư, tiên lượng sống trong quá trình điều trị ung thư phổi.
Pro-GRP
Phương pháp ProGRP rất hữu ích trong chẩn đoán nhanh để phân biệt khối u phổi như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. ProGRP được báo cáo là marker có độ nhạy cao nhất cho ung thư biểu mô phổi tế bào nhỏ so sánh với các bệnh phổi lành tính khác.
SCC
SCC là một dấu ấn ung thư tốt nhất cho các ung thư phổi. Do độ nhạy và độ đặc hiệu không đủ cao nên SCC không thật hiệu quả cho mục đích sàng lọc hoặc chẩn đoán ung thư tế bào vảy nhưng nó có ích trong quá trình điều trị và phát hiện sự tái phát của khối u.
Mặc dù ung thư phổi là một loại bệnh nguy hiểm và khó điều trị, song mỗi người chúng ta đều có thể phòng tránh nếu biết sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao và sinh hoạt điều độ. Ngoài ra, nếu biết cách kết hợp với các thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì không những có thể giúp bạn phòng tránh được nhiều loại bệnh mà còn có khả năng giảm nguy cơ ung thư hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, trong đó FUCOISYN (Premium Fucoidan) được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng vì có tác dụng bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và hỗ trợ giảm tác dụng phụ liệu pháp hóa-xạ trị cho bệnh nhân ung thư. Để tìm hiểu thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe FUCOISYN (Premium Fucoidan), bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com