Trang chủ > Bệnh phụ khoa
Vì sao phụ nữ bị khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh?
Những năm tiền mãn kinh thường là thời điểm xảy ra nhiều thay đổi trong cuộc sống của người phụ nữ. Từ chuyện gia đình, hôn nhân, con cái, công việc… phụ nữ tất bật với rất nhiều nỗi lo. Và hơn hết, những cơn bốc hỏa, khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh tác động không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của chị em phụ nữ.
Mục Lục
Các vấn đề về giấc ngủ có liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh
Các vấn đề về giấc ngủ trở nên phổ biến hơn và tồi tệ hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh đến sau mãn kinh. Theo nghiên cứu, trung bình khoảng 12% phụ nữ thường xuyên phàn nàn về giấc ngủ. Khi phụ nữ bước vào độ tuổi cuối 40 đến đầu 50, con số đó tăng đáng kể lên 40 %.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh cho đến khi mãn kinh, buồng trứng của phụ nữ dần ít sản xuất các hormone chính như estrogen và progesterone. Những thay đổi nội tiết tố này góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ và kéo dài trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh đến mãn kinh. Khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng từ 39- 47% phụ nữ tiền mãn kinh và 35-60% phụ nữ sau mãn kinh.
Các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến tiền mãn kinh bao gồm:
Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
Bốc hỏa là cảm giác nóng toàn thân nóng bừng đột ngột, kèm theo mồ hôi. Các cơn bốc hỏa bắt đầu ở mặt, sau đó lan ra ngực và phần còn lại của cơ thể. Các cơn bốc hỏa có thể kéo dài trong 30 giây hoặc kéo dàu đến vài phút. Triệu chứng này ảnh hưởng đến 75- 85% phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Cơn bốc hỏa xảy ra vào ban đêm còn được gọi là đổ mồ hôi ban đêm. Trước khi cơn bốc hỏa xảy ra, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, tạo cảm giác nóng khiến bạn tỉnh giấc và khó ngủ lại. Ngay cả khi bạn có thể ngủ lại nhưng chất lượng giấc ngủ vẫn bị ảnh hưởng do thường xuyên bị thức giấc và khó chịu, gây ra mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh xảy ra thường xuyên, hơn 3 đêm trong một tuần. Những người bị chứng mất ngủ sẽ trải qua giấc ngủ không yên, thường thức dậy sớm, cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi trong ngày. Mất ngủ tuổi tiền mãn kinh có thể tăng cảm giác lo lắng, cáu kỉnh, giảm khả năng tập trung và trí nhớ.
Theo nghiên cứu, cứ bốn phụ nữ trưởng thành thì có một người gặp một số triệu chứng mất ngủ. Nguy cơ mất ngủ sẽ còn tăng lên trong thời kỳ tiền mãn kinh, với 61% phụ nữ sau mãn kinh báo cáo các triệu chứng mất ngủ.
Rối loạn nhịp thở khi ngủ
Ngáy và ngưng thở khi ngủ là triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng hơn ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ mắc chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ thường xuyên bị ngừng thở tạm thời, thở hổn hển, ngủ ngáy cùng với chất lượng giấc ngủ thấp
Các rối loạn tâm trạng và rối loạn giấc ngủ khác
Các rối loạn giấc ngủ khác có thể phát triển trong thời kỳ tiền mãn kinh như hội chứng chân không yên và rối loạn chuyển động tay chân theo chu kỳ. Những rối loạn này liên quan đến các cử động tay, chân không tự chủ gây ra cảm giác khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Khó ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh thường gây ra hoặc góp phần vào chứng lo âu, mệt mỏi, trầm cảm.
Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh mất ngủ?
Thời kỳ tiền mãn kinh xảy ra do buồng trứng của phụ nữ giảm sản xuất estrogen và progesterone. Cả hai hormone này đều tham gia vào các quá trình của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng, giấc ngủ, sự thèm ăn, ham muốn tình dục, vẻ đẹp làn da…
Chẳng hạn, progesterone có thể ảnh hưởng đến quá trình thở, do đó mức độ progesterone thấp có thể góp phần gây ra chứng ngưng thở khi ngủ và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Estrogen là nội tiết tố chính, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ- thức của phụ nữ. Estrogen cũng giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể của phụ nữ thấp vào ban đêm, tạo nên giấc ngủ ngon. Khi cơ thể sản xuất ít estrogen hơn, bạn có thể cảm thấy nhiệt độ cơ thể mình cao hơn, chất lượng giấc ngủ thấp hơn và tâm trạng kém hơn.
Ngoài ra, khó ngủ, mất ngủ tuổi tiền mãn kinh có thể là do:
Tuổi tác
Chu kỳ thức-ngủ của mỗi người chúng ta cũng thay đổi khi càng lớn tuổi. Bắt đầu từ tuổi trung niên, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và thức dậy sớm hơn. Điều này cũng có thể giải thích tại sao phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có nguy cơ mất ngủ cao hơn.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt khi càng lớn tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác nhiều hơn. Đau khớp, đau nhức cơ thể và các vấn đề về bàng quang do tuổi tác cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
Điều trị tiền mãn kinh có thể cải thiện giấc ngủ?
Ngủ không đủ giấc, khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của phụ nữ. Thiếu ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng và cảm thấy cáu kỉnh hoặc trầm cảm. Đôi khi thiếu ngủ có thể khiến bạn đãng trí hơn bình thường, dẫn đến té ngã hoặc tai nạn nhiều hơn.
Một số phụ nữ tiền mãn kinh mất ngủ có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ kê toa hoặc không kê toa. Điều này có thể hữu ích khi sử dụng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, thuốc không phải là cách chữa mất ngủ tuổi tiền mãn kinh. Để cải thiện giấc ngủ của bạn trong suốt quá trình chuyển đổi mãn kinh, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị sau đây.
Liệu pháp hormone
Hai phương pháp điều trị tiền mãn kinh phổ biến nhất hiện nay là Liệu pháp Thay thế Estrogen (ERT), làm tăng estrogen và Liệu pháp Thay thế Hormone (HRT), làm tăng estrogen và progesterone.
Cả hai phương pháp điều trị này đã được chứng minh là có hiệu quả giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh bao gồm bốc hỏa, mất ngủ và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên, HRT có thể gât ra rủi ro nghiêm trọng đối với một số phụ nữ, đặc biệt là những người đã từng bị đông máu, đột quỵ, đau tim và một số loại ung thư. Do đó, nếu bạn quyết định điều trị tiền mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormone HRT, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích, vì có nhiều cách giúp quản lý các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh khác an toàn hơn.
Phytoestrogen- Estrogen thực vật
Một số loại thực phẩm như đậu chẽ ba hoa đỏ, đậu nành, hạt lanh, bông cải xanh có chứa phytoestrogen. Hormone thực vật này tương tự như estrogen và một số nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn giàu các loại thực phẩm này có thể giúp giảm thiểu các cơn bốc hỏa và cải thiện giấc ngủ.
Bạn cũng có thể bổ sung estrogen thực vật dưới dạng thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giảm các triệu chứng ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tiền mãn kinh, nổi bật trong số đó là viên uống ESTRIONA (Menopause) của Úc được nhiều phụ nữ tin dùng vì chất lượng và hiệu quả cao.
ESTRIONA (Menopause) chứa các thành phần tinh túy từ thiên nhiên, bao gồm Isoflavone (phytoestrogen từ chẽ ba hoa đỏ), Astaxanthin, dầu hạt nho, chiết xuất hạt nho, canxi, magie. Chính vì vậy, sản phẩm không chỉ giúp bổ sung nội tiết tố giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh mà còn hỗ trợ chống lão hóa da, cải thiện nếp nhăn, hỗ trợ chắc khỏe xương và bảo vệ tim mạch.
Từ những hiệu quả đã được chứng minh, ESTRIONA (Menopause) mang lại lợi ích tuyệt vời vừa bảo vệ sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh, vừa hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa. Để hiểu thêm về sản phẩm, bạn vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Mẹo để ngủ ngon hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh
Nếu bạn mất ngủ tuổi tiền mãn kinh, một số lời khuyên về thay đổi lối sống sau đây có thể hữu ích:
- Tránh các bữa ăn lớn và thức ăn cay trước giờ đi ngủ, vì chúng có thể gây ra các cơn bốc hỏa.
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu hoặc café đặc biệt là vào buổi tối. Những chất này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ để tránh thức dậy sớm hoặc nửa đêm.
- Giảm căng thẳng và lo lắng nhiều nhất có thể. Thường xuyên xoa bóp, tập thể dục và yoga có thể giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn.
- Tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Tránh ngủ trưa hoặc buổi chiều muộn vì như thế sẽ khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm.
- Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ. Một số người đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
- Cố gắng không xem tivi hoặc sử dụng máy tính, điện thoại trước giờ đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ luôn mát mẻ, không quá nóng hoặc quá lạnh và càng yên tĩnh càng tốt.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày nhưng không tập gần giờ đi ngủ.
Nếu những thay đổi này đối với thói quen trước khi đi ngủ của bạn không giúp ích nhiều như bạn muốn, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để tìm ra phương pháp thích hợp và tối ưu hơn. Mọi ý kiến đóng góp hoặc tư vấn sức khỏe, vui lòng liên hệ Dược sĩ Avanta Pharma 0938 462 406
AVANTA PHARMA
41/7 Đường số 9, Khu phố 4, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
028 2253 9066 - 0938 462 406
Info-CS@avantapharma.com